Điều trị tủy răng là gì? Trường hợp nào nên và trường hợp nào không nên điều trị tủy

Tủy răng là gì?Điều trị tủy răng là gì? Các mức độ bệnh lý tủy răng

Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt gồm mạch máu và thần kinh, nằm trong hốc tủy và được bao quanh bởi mô cứng của răng (gồm men và ngà răng). Tủy răng đi vào từ đỉnh của chân răng.

Bệnh viêm tủy răng được hình thành do vi khuẩn phá vỡ cấu trúc răng và xâm nhập vào phần tủy, khiến cho tủy bị sưng, đau.

Điều trị tủy là quá trình loại bỏ hết phần tủy răng (cả tủy buồng và tủy chân). Sau khi lấy hết mô tủy, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch, tạo dạng và hàn kín lại hệ thống ống tủy

Các mức độ bệnh lý tủy răng:

Cấp độ 1: Viêm tủy có hồi phục
Viêm tủy răng có hồi phục là dạng bệnh tủy răng ở mức độ nhẹ nhất là do tình trạng sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời gây ra.

Cấp độ 2: Viêm tủy không hồi phục
Viêm tủy răng không hồi phục được chia thành hai dạng là không đau hoặc đau. Ở dạng đau của viêm tủy răng không hồi phục, người bệnh có thể thấy xuất hiện các cơn đau tủy điển hình như:

  • Cơn đau buốt răng tự nhiên;
  • Cơn đau lan nửa mặt và đau nửa đầu cùng bên;
  • Đau thành vùng, không xác định chính xác được vị trí răng bị đau;
  • Cơn đau có thể chỉ trong vài phút hoặc có thể kéo dài hàng giờ;
  • Cơn đau diễn biến nặng khi thay đổi tư thế hoặc có kích thích nóng/lạnh.

Đối với thể không đau của viêm tủy răng không hồi phục có thể phát hiện thông qua khi đi thăm khám lâm sàng, nhìn thấy răng bị hở tủy có hiện tượng lốm đốm vàng, khối màu đỏ sẫm hoặc có lỗ sâu răng.
Cấp độ 3: Viêm tủy cấp
Triệu chứng điển hình khi bị viêm tủy cấp bao gồm:

  • Cơn đau tự phát thường xảy ra vào ban đêm và có thể kéo dài;
  • Khi có thức ăn rơi vào lỗ sâu hoặc sự thay đổi nhiệt độ đột ngột gây kích thích cơn đau;
  • Cơn đau âm ỉ liên tục hoặc đau nhói thành từng cơn.

Người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt hoàn toàn bình thường khi cơn đau kết thúc. Tuy nhiên, trường hợp khi viêm tủy cấp xuất hiện có mủ thì các cơn đau sẽ trở nặng và dữ dội hơn:

  • Cảm giác như có trống gõ trong tai;
  • Đau giật giật vùng răng như mạch đập;
  • Răng bị đau nhô lên cao hơn bình thường và có hiện tượng lung lay nhẹ.

Cấp độ 4: Viêm tủy mãn tính
Dạng bệnh này thường gặp ở những người trẻ tuổi. Viêm tủy răng mãn tính do các kích thích liên tục với cường độ nhẹ gây ra và tác động đến mô tủy giàu mạch máu.

Cấp độ 5: Hoại tử tủy
Hoại tử tủy là cấp độ bệnh lý nặng nhất liên quan tới tủy răng. Một số trường hợp khi bị hoại tử răng sẽ trải qua cảm giác đau buốt kéo dài

Việc răng bị hoại tử chết tủy tích tụ lại ở chân răng sẽ lây lan sang các răng liền kề có thể dẫn đến viêm ở những khu vực lân cận gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết răng chết tủy ?

Khi tủy răng bị hoại tử, răng hầu như không có bất cứ cảm giác đau nhức hay ê buốt. Điều này gây ra không ít khó khăn trong quá trình phát hiện và điều trị. Tuy nhiên nếu chú ý, bạn có thể phát hiện răng bị chết tủy thông qua các dấu hiệu như:

  • Men răng ngả sang màu xám và nâu đen do không được nuôi dưỡng liên tục. Nếu do chết tủy, tình trạng ố màu chỉ xảy ra ở một răng duy nhất.
  • Sờ, chạm và gõ vào răng không hề có bất kỳ cảm giác nào.
  • Răng bị chết tủy có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng gây tiết mủ ra ngoài chóp răng. Hôi miệng do hoại tử tủy thường kéo dài dai dẳng ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Trong trường hợp tủy răng bị chết trong thời gian dài, răng có thể bị lung lay, giảm chức năng nhai và nghiền nát thức ăn.
  • Ở một số trường hợp, răng bị chết tủy còn có thể bị vỡ thành mảnh vụn, quan sát mặt răng thấy có lỗ sâu lớn, bên trong chưa mô màu hồng hoặc đỏ (viêm tủy triển dưỡng). Tình trạng này là hệ quả do tủy răng bị hoại tử trong thời gian dài nhưng không được xử trí kịp thời.

Trường hợp nên và không nên điều trị tủy

Dưới đây là những trường hợp nên và không nên điều trị bệnh lý tủy răng:

Trường hợp cần điều trị tủy

  • Viêm tủy cấp.
  • Viêm tủy mạn.
  • Hoại tử tủy.
  • Tổn thương lộ tủy.
  • Bệnh lý vùng quanh chóp.
     

Trường hợp không nên điều trị tủy

  • Phần mô và chân răng đã bị phá hủy nhiều.
  • Răng bị viêm nha chu nặng, đã tiêu xương nhiều.
  • Đã điều trị tủy nhiều lần không khỏi
  • Người bị viêm xương, viêm tổ chức liên kết.

Biến chứng khi không điều trị tủy kịp thời

Dưới đây là những hậu quả khi không điều trị tủy răng kịp thời:

Ê buốt, đau nhức kéo dài
Bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn những loại đồ ăn chua, nóng hoặc lạnh. Cơn đau nhức có thể kéo dài vài giờ, vài ngày hoặc trong vài tháng tùy vào giai đoạn viêm tủy.

Nguy cơ mất răng
Khi bị viêm tủy răng ở giai đoạn  2 và 3, khả năng bị mất răng là rất cao. Mất răng gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và vấn đề thẩm mỹ…

Suy nhược cơ thể

Khi bị đau do viêm tủy, bệnh nhân sẽ cảm thấy ăn không ngon, giảm khả năng ăn nhai, mất ngủ… từ đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Tủy không tự lành

Khi cảm giác đau nhức dữ dội trong thời gian dài biến mất, đó là lúc toàn bộ dây thần kinh bên trong đã chết. Khi ấy, sự nhiễm trùng lan tỏa và phát tán toàn bộ bên trong đồng nghĩa với việc tủy bị viêm sẽ không tự lành.

Răng bên cạnh bị nhiễm trùng

Chiếc răng viêm tủy bị nhiễm trùng có thể kéo theo các răng bên cạnh có nguy cơ bị viêm nhiễm.

Nguy cơ làm bệnh nghiêm trọng hơn

Không điều trị tủy có thể khiến vi khuẩn trong ống tủy di chuyển đến chân răng và mô mềm của nướu và hàm dẫn đến nhiễm trùng toàn thân và đặc biệt dẫn đến nguy cơ làm nghiêm trọng hơn các bệnh đột quỵ, bệnh tim…

Cách tiến hành điều trị tủy răng

Để hình thức điều trị này đạt hiệu quả, vi khuẩn trong răng cần được loại bỏ bằng một trong hai cách sau:

  • Loại bỏ vi khuẩn ở hệ thống tủy răng (điều trị tủy răng)
  • Nhổ bỏ hẳn răng sâu

Cách thức nhổ bỏ răng sâu thường ít được khuyến nghị bởi bác sĩ bởi vì việc giữ được răng tự nhiên là rất tốt cho bệnh nhân.

Sau khi vi khuẩn trong răng được tẩy sạch, răng sẽ được lấp lại và bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hoặc bọc mão sứ cho răng.

Ở đại đa số các trường hợp, phần nướu sưng ở quanh răng sâu sẽ tự lành.

Trước khi tiến hành hình thức điều trị tủy răng, bác sĩ thường gây tê cục bộ cho bệnh nhân. Điều này đồng nghĩa với việc tiến trình điều trị sẽ không quá gây đau đớn hoặc khó chịu.

Đây là một hình thức điều trị thương tổn tủy răng có tỉ lệ thành công cao đến hơn 90 phần trăm. Răng có thể duy trì khả năng hoạt động ổn định đến hơn 10 năm sau khi được điều trị bằng hình thức này.

Tủy chính là nguồn sống nuôi dưỡng răng, nếu tủy hỏng, chết sẽ khiến răng bị suy yếu, giòn và dễ gãy. Do vậy, để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, chuyên gia khuyên bạn nên cân nhắc bọc răng sứ.

Quy trình của Bộ y tế khi điều trị tủy răng

Thông thường, quy trình điều trị tủy răng thường diễn ra như sau:

Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng viêm tủy răng.

Bước 2: Bắt đầu vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi điều trị.

Bước 3: Tiến hành gây tê vùng cần điều trị tủy răng.

Bước 4: Đặt đế cao su xung quanh phần răng điều trị.

Bước 5: Bắt đầu quy trình điều trị tủy răng bằng cách trám bít ống tủy.

Quy trình điều trị tủy răng hoàn tất, thân răng cũng được phục hình bằng chất hàn mới hoặc chụp mão sứ để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Những nguyên tắc trong và sau khi điều trị tủy răng

Nguyên tắc trong khi điều trị tủy
Khi thực hiện điều trị tủy, cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “tam thức nội nha”:

Vô trùng: Việc đảm bảo vô trùng chính là lớp “hàng rào” tránh vi khuẩn xâm nhập gây lây nhiễm chéo. Khi điều trị tủy, cần đảm bảo vô trùng dụng cụ, “cô lập” răng khỏi các mảnh hữu cơ – vô cơ từ mô tủy răng hay cách ly ống tủy với nước bọt…

Làm sạch và tạo hình ống tủy theo nguyên tắc cơ học và sinh học bao gồm:

Nguyên tắc cơ học:

  • Tạo hình ống tủy dạng thuôn liên tục về phía cuống răng
  • Đường kính nhỏ nhất tại lỗ cuống răng có mốc tham chiếu là đường ranh giới cemen – ngà trên phim Xquang
  • Tạo thành ống tủy có dạng thuôn, thành trơn nhẵn và phải giữ được hình dáng ban đầu của ống tủy theo 3 chiều không gian
  • Giữ đúng vị trí và kích thước của lỗ cuống răng

Nguyên tắc sinh học:

  • Phần tác động hiệu lực của dụng cụ nội tủy chỉ được giới hạn trong lông hệ thống ống tủy, tránh gầy tổn thương mô cuống.
  • Tránh đẩy các yếu tổ như vi khuẩn, mô tủy hoại tử và mùn ngà xuống mỗ cuống.
  • Tránh đẩy các yếu tổ như vi khuẩn, mô tủy hoại tử và mùn ngà xuống mỗ cuống
  • Hoàn tất việc làm sạch, tạo hình cho mỗi ống tủy trong mỗi lần điều trị
  • Tạo khoang tủy đủ rộng cho việc đặt thuốc nội tủy, đồng thời hút phần dịch rỉ viêm từ mô cuống

Trám khít răng điều trị tủy theo 3 chiều không gian: Điều này giúp tránh được vi khuẩn xâm nhập, đồng thời tạo môi trường lý tưởng giúp phục hồi tổn thương có nguồn gốc tủy răng.

Nguyên tắc sau khi điều trị tủy
Sau khi điều trị tủy, để răng khỏe mạnh và tránh biến chứng, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Ăn uống nhẹ nhàng, nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế nhai ở vị trí vừa trám bít tủy.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chải răng bằng bàn chải lông mềm, súc miệng kỹ bằng nước muối sinh lý.
  • Lấy cao răng và thăm khám răng miệng định kỳ nhằm kiểm soát tình hình sau điều trị tủy.

Nha khoa điều trị tủy răng uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội

Tại Domin Dental, điều trị tủy đang là thế mạnh. Dù ở giai đoạn nào, mức độ hoại từ ra sao, thì đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm của chúng tôi sẽ xử lý triệt để. Bênh cạnh đó, cùng với những trang thiết bị hiện đại, quy trình điều trị chuẩn Quốc tế giúp bạn cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn.

Có thể sinh hoạt bình thường sau khi lấy tủy răng không?

Thông thường, khi điều trị tủy răng xong có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên bạn nên ăn uống khoa học, tốt nhất là ăn những món chín mềm, dễ nuốt như súp, cháo,…giúp làm giảm áp lực lên răng cho răng mau lành hơn.

Câu hỏi thường gặp khi điều trị tủy răng

Mất bao lâu để điều trị tủy răng dứt điểm ?

Thời gian này không cố định, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng ống tủy răng, mức độ viêm, tay nghề bác sĩ…Thông thường bạn sẽ mất khoảng 2-3 lần hẹn, mỗi lần kéo dài 30 – 90 phút

Sau khi điều trị tủy, nếu xuất hiện các dấu hiệu như miếng trám bị cộm vướng, đau nhức khi ăn nhai, sưng nướu bạn cần đến trực tiếp nha khoa uy tín để được thăm khám.

Chi phí điều trị tủy răng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trung bình giá điều trị tủy sẽ dao động từ 1,5-2 triệu đồng/răng.
Để biết chính xác mức chi phí điều trị tủy, bạn vui lòng liên hệ số hotline của nha khoa Domin Dental để được thăm khám, tư vấn miễn phí.

Để được tư vấn trực tiếp quý bạn đọc có thể click vào đây

chia sẻ của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Bài viết liên quan

zalo-icon