Sâu răng là gì ?
Sâu răng là tình trạng tổn thương bề mặt răng hoặc men răng, gây nên do vi khuẩn tấn công, tạo nên những lỗ nhỏ trên bề mặt tăng.
Sâu răng có thể xảy ra ở bề mặt thân răng, chân răng. nếu không được điều trị sớm, có thể tiến triển qua ngà răng, phá hủy tủy răng, gây đau nhức, nhiễm trùng, thậm chí là mất răng.
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/7a51339570ce4b5c26b3baa53c9737bb.jpg)
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/c3e62ccfc8ae826cd810e1b3714eb3ce.jpg)
Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân sâu răng là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, Lactobacillus và các loài Actinomyces khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.
Ngoài ra, một số những yếu tố khác cũng góp phần gây nên bệnh sâu răng:
Tụt nướu: Khi bị tụt nướu, mảng bám cao răng sẽ hình thành tại rễ chân răng. Lúc này, ngà răng sẽ trở thành “đối tượng” của vi khuẩn. Do vậy, việc chăm sóc răng miệng và thăm khám định kỳ là cần thiết để bảo vệ răng.
Vệ sinh răng miệng kém: Răng không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, bạn nên làm sạch răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, kết hợp với tăm nước, chỉ tơ nha khoa.
Thiếu nước: Khi thiếu nước, khoang miệng sẽ không thể sản sinh nước bọt. Trong khi đó, nước bọt lại có vai trò trong việc rửa sạch thức ăn, mảng bám. Bên cạnh đó, khoáng chất trong nước bọt cũng có khả năng hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn gây hại.
Thói quen ăn uống: Đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột không hề tốt cho sức khỏe răng miệng, nó có thể là nguyên nhân gây mất khoáng men răng. Do đó, nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng tránh ăn những món ăn vặt như kẹo, bánh quy, nước ngọt để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Bệnh lý dạ dày: Ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể khiến axit dạ dày trào ngược lên miệng, làm mòn men và gây tổn thương răng. Điều này khiến ngà răng dễ bị vi khuẩn tấn công hơn gây sâu răng.
Bệnh lý nha khoa: Một số bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu… cũng làm tăng nguy cơ bị sâu răng do vi khuẩn phát triển quá mức.
Rối loạn ăn uống: Chán ăn và chứng “cuồng ăn” có thể làm xói mòn men và sâu răng nghiêm trọng. Ngoài ra, rối loạn ăn uống cũng có thể cản trở quá trình sản sinh nước bọt.
Răng bị nứt vỡ, lung lay: Răng yếu, bị nứt vỡ sẽ tạo điều kiện hình thành các mảng bám. Mảng bám lâu ngày không được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn tích tụ gây sâu răng.
Triệu chứng của răng sâu thường thấy
Ban đầu khi mới sâu răng bạn sẽ không thấy dấu hiệu nào. Khi sâu răng tiến triển nặng, sẽ xuất hiện tình trạng:
Hơi thở có mùi: Thức ăn dắt lại lâu ngày không được làm sạch sẽ là tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng. Bên cạnh đó, vi khuẩn gây đắng miệng, từ đó làm giảm cảm giác khi ăn uống.
Sâu răng phát triển với nhiều mức độ khác nhau, từ sâu men răng, đến ngà răng, cho đến khi sâu ăn vào tủy gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
Đau nhức
Áp xe răng
Sưng hoặc có mủ quanh răng
Hư hỏng hoặc gãy răng
Ảnh hưởng chức năng nhai
Mất răng gây xô lệch cung hàm
Xuất hiện lỗ sâu: Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất khi bị sâu răng. Bạn có thể quan sát thấy các chấm li ti, chấm đen trên bề mặt thân răng.
Sưng nướu: Vi khuẩn phát triển gây sâu răng khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, một tác động nhỏ cũng có thể làm sưng nướu, dễ bị chảy máu.
Đau buốt khi ăn đồ nóng/lạnh: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, kết hợp với việc ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ngọt… bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt. Đây cũng là dấu hiệu sâu răng thường gặp.
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/ed8bc25c3d69a42e2f9cd756db555370.jpg)
Trường hợp răng sâu cần phải nhổ
Nếu không thể bảo tồn răng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi tình trạng sâu răng đã trở nên quá nặng, không thể phục hồi. Đối với một số trường hợp như: sâu răng tụt lợi, sâu cụt phần chân răng, răng khôn mọc lệch,… sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận. Lúc này, toàn bộ răng bị sâu sẽ phải nhổ bỏ hoàn toàn.
Đa số người bệnh sợ đau, thường không muốn nhổ bỏ răng bị sâu. Tuy nhiên, việc cố giữ lại răng sâu chỉ khiến tích tụ thức ăn, mảng bám, gây ra tình trạng hôi miệng. Đồng thời làm cản trở quá trình vệ sinh răng. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn tới áp-xe xương ổ răng, đây là một dạng nhiễm trùng có biểu hiện sưng, đỏ, khiến người bệnh sốt và đau nhức. Biến chứng nguy hiểm nhất phải kể đến nhiễm trùng máu, có thể dẫn tới tử vong nếu như không được điều trị kịp thời.
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/d75f56d0e2a443524fb1d71d36f9ad5f.jpg)
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/552e44c7c7d6f1807a0a975d3775f17b.jpg)
Nhổ răng sâu nên chọn nha khoa nào?
Để đảm bảo an toàn, việc nhổ răng hàm bị sâu tại các cơ sở nha khoa là điều thực sự cần thiết. Các cơ sở nha khoa uy tín không chỉ quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao mà còn được trang bị trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Từ đó giúp giảm thiểu tối đa những tác nhân có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của bạn.
Nha khoa Domin được đánh giá là một trong những địa chỉ hàng đầu, được nhiều người tin tưởng và lựa chọn khi có nhu cầu nhổ răng hay các thủ thuật nha khoa khác bởi:
- Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản và chuyên sâu tại các trường đại học lớn trong và ngoài nước.
- Trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến bậc nhất, giúp cho quá trình nhổ răng đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Quy trình nhổ răng cam kết đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế.
- Không gian tiện nghi, sang trọng, được trang bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho nhu cầu sử dụng của người bệnh.
- Giá cả phải chăng, được niêm yết rõ ràng, có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính của nhiều khách hàng.
Quy trình nhổ răng sâu tại nha khoa Domin
Để đảm bảo an toàn, hạn chế đau nhức và giúp vết thương mau lành, quy trình nhổ răng sâu tại nha Khoa Minh Khai tuân thủ khắt khe theo các bước tiêu chuẩn sau:
- Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang, tư vấn
Khi đến với Nha khoa Domin bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra và thăm khám cực kỳ cẩn thận. Lúc này, bạn có thể cung cấp một số thông tin liên quan đến tiền sử bệnh của mình. Ví dụ như bạn bị cao huyết áp, máu khó đông, bị bệnh tiểu đường,..
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để kiểm tra tình trạng sâu răng, từ đó xác định mức độ khó nhổ của răng.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Ở bước này, bác sĩ và y tá sẽ giúp bạn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đảm bảo quá trình nhổ răng không xảy ra biến chứng.
- Bước 3: Sát khuẩn, gây tê
Tuy chỉ là tiểu phẫu nhưng gây tê là điều bắt buộc trước khi tiến hành nhổ răng sâu. Sau khi đã gây tê xong, bạn sẽ tạm thời bị tê liệt vùng nướu xung quanh phần răng cần nhổ. Lúc này, bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ sự đau đớn hay khó chịu nào. Nên đừng lo lắng nhổ răng sâu có đau không nữa nhé!
- Bước 4: Tiến hành nhổ răng
Bước này, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ răng bị sâu. Quá trình nhổ răng tại Nha khoa Domin đảm bảo diễn ra cẩn thận và tỉ mỉ. Thời gian có thể kéo dài từ 20 – 30 phút tùy vào từng trường hợp.
- Bước 5: Khâu và đóng vết thương
Kết thúc quá trình nhổ răng sâu, bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng lần cuối bằng nước tinh khiết. Sau đó khâu vết thương bằng chỉ nha khoa. Bạn sẽ cắn 1 miếng bông nhỏ để cầm máu và ở lại nha khoa khoảng 30 phút để bác sĩ theo dõi.
- Bước 6: Kê thuốc, hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà
Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh và giảm đau cho bạn. Sau đó hướng dẫn một số lưu ý khi tự chăm sóc răng miệng tại nhà, nếu cần thiết sẽ hẹn bạn lịch tái khám.
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/6-8.jpg)
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/ANH-8-4-799x800.jpg)
Bảng giá tham khảo nhổ răng tại Nha khoa Domin
Tùy vào từng loại răng cũng như mức độ tổn thương nặng nhẹ mà chi phí nhổ răng sâu sẽ có phần khác nhau. Chi phí nhổ răng sẽ từ 500.000 – 4.000.000 vnd.
Lưu ý chăm sóc sau khi nhổ răng
Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng, giúp bạn hạn chế các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng:
- Nên ở lại nha khoa khoảng 30 phút để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
- Ngày đầu tiên chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý. Ngày hôm sau bạn có thể đánh răng nhưng lưu ý không chạm vào vết thương. Hoặc bạn có thể sử dụng nước súc miệng Period-aid intensive care, giúp giảm sưng và đau nhức.
- Chế độ dinh dưỡng trong những ngày đầu nên ưu tiên đồ mềm, mịn như cháo, súp,… Các ngày sau bạn có thể ăn uống bình thường.
- Không ăn đồ cay, nóng. Không uống rượu, bia, chất kích thích trong những ngày đầu.
Nhìn chung, vấn đề sâu răng hàm trên hay hàm dưới đều được gói gọn trong việc nhận định tình trạng sâu răng đang ở giai đoạn nào, đã ở mức nghiêm trọng hay chưa và có thể điều trị được nữa hay không. Để quá trình nhổ răng sâu hàm dưới, hàm trên hoặc cả hai hàm diễn ra nhanh chóng, bạn không nên quá lo lắng.
Để được tư vấn trực tiếp quý bạn đọc có thể click vào đây
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/008a0f4b83a9c91fe15adb8b2b9a8bcd.jpg)
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/z5270606720749_b36b9cada2e6e7e535bdc228b89f82df.jpg)
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2024/03/doi-ngu-4.png)
Câu hỏi thường gặp khi dán nhổ răng sâu
Trường hợp răng sâu quá nặng, không thể điều trị được và gây đau nhức quá nhiều thì nha sĩ sẽ chỉ định là nhổ bỏ. Cũng như nhổ răng hàm thì trên thực tế công việc nhổ răng sâu sẽ không còn đau đớn nếu được thực hiện đúng cách. Đồng thời có tiêm tê nên không đau khi nhổ.
Nói chung hiện nay với những kỹ thuật tiên tiến, nhổ răng hàm không ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc gây những biến chứng nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Nhờ những phương pháp gây tê và tiệt trùng hiệu quả, nhổ răng hàm không gây đau đớn và viêm nhiễm sau này.