Tác hại của răng sứ kim loại mà không nha khoa nào muốn tiết lộ

Bọc răng sứ kim loại là phương pháp thẩm mỹ được sử dụng phổ biến bởi chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp này lại không được chuyên gia khuyến khích vì tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ. Cùng DOMIN đi tìm hiểu về những tác hại của răng sứ kim loại tại bài viết này nhé.

Răng sứ kim loại là gì?

Răng sứ kim loại là phần răng sứ có sườn bên trong làm từ hợp kim như là Titan, Niken – Crom, Crom – Coban,… với phần lớp phủ ngoài cấu tạo từ sứ.  Trải qua quá trình nung ở 8500 độ mang đến cho răng sứ độ cứng chắc cao và khả năng chịu lực tốt. Tuổi thọ của răng sứ kim loại thường kéo dài từ 7 – 10 năm nếu vệ sinh và chăm sóc đúng cách.

3 loại răng sứ kim loại được dùng nhiều

Trên thị trường hiện nay có 3 loại răng sứ kim loại phổ biến với điểm chung là lớp phủ sứ bên ngoài và khác nhau ở cấu tạo khung sườn bên trong. Cụ thể như sau:

Răng sứ kim loại thường

Răng sứ kim loại thường có khung sườn bên trong được làm từ hợp kim như Crom – Coban, Niken – Crom,… Loại sứ này có ưu điểm là độ chịu lực khá cao đảm bảo cho việc ăn nhai tốt và phù hợp để phục hình các răng hàm phía trong.

Răng sứ kim loại thường
Răng sứ kim loại thường

Răng sứ Titan

Răng sứ Titan có khung sườn bên trong được đúc bằng hợp kim Niken – Crom và sử dụng thêm  4 – 6% Titanium nên loại răng sứ này mang đến cho người sở hữu cảm giác khá thoải mái và dễ chịu.

Răng sứ Titan có trọng lượng khá nhẹ với khả năng tương thích cao với khoang miệng, ít gây kích ứng với những ai có tiền sử dị ứng kim loại.

Răng sứ Titan
Răng sứ Titan

Răng sứ kim loại quý

Răng sứ kim loại quý có phần khung sườn bên trong được làm từ kim loại đắt tiền như platinum, bạc, vàng,….. Loại răng sứ này có ưu điểm là độ bền chắc cao, tương thích sinh học tốt với cơ thể.

Răng sứ kim loại quý
Răng sứ kim loại quý

3 Tác hại của răng sứ kim loại

Về cơ bản, răng sứ kim loại được nghiên cứu chế tạo nhằm phục hình nha khoa nên vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên vì được cấu tạo từ một số thành phần kim loại nên sau thời gian dài sử dụng phương pháp này sẽ mang đến một số tác dụng không đáng có như là:

Gây đen viền nướu – Tác hại của răng sứ kim loại

Phần khung sườn bên trong đục từ kim loại nên dễ xảy ra tình trạng oxi hóa trong môi trường axit như khoang miệng. Sau một thời gian sử dụng sẽ bị đen cổ răng, đen viền nướu gây mất thẩm mỹ cho người sử dụng.

Gây đen viền nướu - Tác hại của răng sứ kim loại
Gây đen viền nướu – Tác hại của răng sứ kim loại

Tính thẩm mỹ không cao – Tác hại của răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại sở hữu nhược điểm là độ trong mờ không tự nhiên như dòng răng toàn sứ. Việc này làm giảm đi tính thẩm mỹ và người đối diện dễ dàng phát hiện ra là răng bọc sứ.

Tính thẩm mỹ không cao - Tác hại của răng sứ kim loại
Tính thẩm mỹ không cao – Tác hại của răng sứ kim loại

Không phù hợp với người có tiền sử dị ứng kim loại – Tác hại của răng sứ kim loại

Với những khách hàng có tiền sử dị ứng kim loại không dùng được dòng sứ này bởi dễ gây nên kích ứng, sưng đỏ, đau nhức hay thậm chí là chảy máu vùng nướu xung quanh chân răng.

Không phù hợp với người có tiền sử dị ứng kim loại
Không phù hợp với người có tiền sử dị ứng kim loại

Thời gian sử dụng ngắn

Răng sứ kim loại có tuổi thọ từ 7 – 10 năm, sau thời gian này bắt buộc bạn phải thay mới răng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. 

Trong khi với những dòng toàn sứ có thể dùng từ 15 – 20 năm hoặc thậm chí lâu hơn nếu được vệ sinh và chăm sóc đúng cách.

Thời gian sử dụng ngắn
Thời gian sử dụng ngắn

Cách chăm đúng cách

Sau thời gian sử dụng, răng sứ kim loại có thể bị biến đổi màu hoặc bị đen viền nướu do quá trình oxy hóa diễn ra. Vì thế để hạn chế tối đa tác hại của răng sứ kim loại thì bạn cần chú ý đến cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng.

Đánh răng đúng cách

Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng loại bàn chải lông mềm, mịn. Lưu ý đánh răng với thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh vì dễ gây tổn hại men răng và mão sứ.

Đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách

Súc miệng mỗi ngày hạn chế tác hại của răng sứ kim loại

Ưu tiên dùng loại nước súc miệng có chứa flour và súc trong 1 phút để tiêu diệt vi khuẩn có hại cho men răng.

Súc miệng mỗi ngày
Súc miệng mỗi ngày

Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hạn chế tác hại của răng sứ kim loại

Làm sạch thức ăn bằng chỉ nha khoa không chỉ giúp vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hơn mà còn loại bỏ triệt để phần thức ăn còn mắc ở kẽ răng. Từ đó tránh được sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… ảnh hưởng đến mão sứ.

Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa

Chế độ ăn uống khoa học

Vì sau khi bọc răng sứ phần răng sứ sẽ trở nên khá nhạy cảm nên bạn cần hạn chế ăn những loại thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Thay vào đó nên ưu tiên ăn đồ mềm, nhiều trái cây và rau quả. Tránh ăn thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột vì dễ làm tăng mảng bám trên răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học

Không nên dùng chất kích thích

Hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu bia vì dễ khiến răng ố vàng, xỉn màu mất thẩm mỹ và khó loại bỏ bằng việc đánh răng thông thường. 

Không nên sử dụng chất kích thích
Không nên sử dụng chất kích thích

Hy vọng với những chia sẻ của DOMIN tại bài viết này sẽ cung cấp đến quý bạn đọc thông tin hữu ích về tác hại của việc làm răng sứ kim loại. Từ đó lựa chọn cho mình chất liệu răng sứ tốt để hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh dài lâu. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: Trụ sở chính 37 Nguyễn Bá Khoản, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • Hotline: 0928 888 115
  • Facebook: Nha khoa thẩm mỹ DOMIN

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Răng sứ có bị mòn không? Hướng dẫn chăm sóc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị với điểm nổi bật là nhanh chóng cải thiện nụ cười...

Những Lưu Ý Khi Muốn Bọc Sứ Hàm Trên

Hàm trên của răng quyết định đến 80% tính thẩm mỹ khi cười nói và giao tiếp. Nhiều người sẽ có ý định bọc sứ hàm trên...

So sánh dán sứ Veneer và mão sứ (bọc sứ)

​​​​​​​Bọc răng sứ và dán sứ Veneer là hai phương pháp phổ biến giúp cải thiện thẩm mỹ cho răng, khắc phục các khuyết điểm...

Hình ảnh thay đổi trước và sau bọc răng sứ

Bạn vẫn còn lăn tăn về việc lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để che đi những khuyết điểm về răng của mình? Bạn...

Review Dán Sứ Veneer Toàn Hàm Bị Nhiễm Tetracycline

Dán sứ Veneer không mài nhỏ răng là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ tính thẩm mỹ ưu việt cũng như bảo...

Bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không?

Bọc răng sứ được xem là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa được ứng dụng phổ biến hiện nay. Ngoài yếu tố về giá cả thì việc chăm...

zalo-icon