5 nhược điểm của cầu răng sứ bạn đã biết chưa?

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa phổ biến, giúp khắc phục tình trạng mất răng, sứt mẻ, gãy vỡ hoặc răng có khuyết điểm thẩm mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, cầu răng sứ cũng tiềm ẩn khá nhiều nhược điểm mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện. Ở bài viết này, bạn cùng Domin tìm hiểu nhé!

Cầu răng sứ là gì?

5 nhược điểm của cầu răng sứ bạn đã biết chưa?

Cầu răng sứ là phương pháp sử dụng mão sứ để thay thế cho phần răng đã mất hoặc bị hư hại. Mão sứ được gắn cố định vào hai răng thật khỏe mạnh bên cạnh, tạo thành “cầu” để nâng đỡ răng giả ở vị trí mất răng. Cầu răng sứ có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như kim loại, sứ nguyên khối, sứ Zirconia,…

5 nhược điểm lớn nhất của cầu răng sứ

5 nhược điểm của cầu răng sứ bạn đã biết chưa?

Bên cạnh ưu điểm phục hình răng nhanh, chi phí thấp thì cầu răng sứ còn tồn đọng nhiều nhược điểm:

  • Không phải ai cũng sử dụng được phương pháp này
  • Phải mài nhỏ hai răng liền kề
  • Tuổi thọ cầu răng sứ thấp
  • Gây nguy cơ tiêu xương hàm cao
  • Khả năng ăn nhai kém

1. Không phải ai cũng sử dụng được phương pháp này

Với một số trường hợp sau đây, bác sĩ thường khuyến cáo bạn không nên sử dụng phương pháp này:

  • Người có bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, loãng xương,… cần được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện
  • Răng trụ không đủ điều kiện: Cầu răng sứ cần có ít nhất hai răng thật khỏe mạnh bên cạnh vị trí mất răng để làm trụ cầu. Nếu răng trụ không đủ điều kiện như bị sâu, viêm nha chu, sứt mẻ,… thì không thể thực hiện phương pháp này.
  • Mất nhiều răng: Cầu răng sứ chỉ phù hợp với trường hợp mất 1-2 răng liên tục. Nếu mất nhiều răng hoặc mất răng không liền kề thì cần áp dụng các phương pháp khác như cấy ghép implant hoặc sử dụng hàm giả tháo lắp.
  • Xương hàm yếu: Việc mài nhỏ răng trụ để gắn mão sứ có thể làm suy yếu thêm xương hàm, dẫn đến nguy cơ tiêu xương cao. Do đó, những người có xương hàm yếu hoặc đã bị tiêu xương nhiều cũng không nên thực hiện cầu răng sứ.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi chưa hoàn thiện phát triển xương hàm nên không nên thực hiện

2. Phải mài nhỏ hai răng liền kề

Để làm cầu răng sứ, cần mài nhỏ hai răng thật khỏe mạnh bên cạnh vị trí mất răng để làm trụ cầu. Việc mài răng có thể làm suy yếu cấu trúc răng, tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu, thậm chí chết tủy.

Khi răng trụ suy yếu đi, cầu răng sứ có thể bị bong tróc, dần rơi ra hoặc gãy rụng theo thời gian

3. Tuổi thọ cầu răng sứ thấp

Tuổi thọ trung bình của cầu răng sứ chỉ từ 5 – 10 năm, tùy thuộc vào chất liệu, kỹ thuật thực hiện và chế độ chăm sóc răng miệng.

So với các phương pháp phục hình khác như cấy ghép implant (tuổi thọ 20-30 năm), cầu răng sứ cần được thay thế thường xuyên hơn, dẫn đến chi phí cao hơn trong dài hạn.

4. Gây nguy cơ tiêu xương hàm cao

Bên cạnh đó, cầu răng sứ không thể kích thích xương hàm phát triển như răng thật, dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm theo thời gian, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

5. Khả năng ăn nhai kém

Mão sứ không có khả năng cảm nhận lực và nhiệt độ như răng thật, dẫn đến cảm giác ăn nhai không tự nhiên, khó chịu.

Cầu răng sứ có thể cản trở một phần lực nhai, khiến bạn gặp khó khăn khi ăn thức ăn cứng hoặc dai.

Có nên làm cầu răng sứ hay không?

Trên thực tế, việc có nên làm cầu răng sứ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tình trạng răng miệng và yếu tố cá nhân.

Tình trạng răng miệng:

  • Mất răng: Cầu răng sứ phù hợp với trường hợp mất 1-2 răng liên tục, không thể áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng hoặc răng mất không liền kề.
  • Sức khỏe răng trụ: Răng trụ cần đảm bảo khỏe mạnh, không bị sâu, viêm nha chu,… để có thể chịu lực tốt và nâng đỡ mão sứ.
  • Xương hàm: Xương hàm cần đủ điều kiện để hỗ trợ mão sứ, không bị tiêu xương quá nhiều.

Yếu tố cá nhân:

  • Sức khỏe: Như đã đề cập ở trên, người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… cần được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
  • Khả năng tài chính: So với cấy ghép Implant hay hàm giả tháo lắp thì làm cầu răng sứ sẽ có mức giá “mềm” hơn nên phù hợp với đa dạng tệp khách hàng hơn.

Để biết với trường hợp bạn gặp phải có nên làm cầu răng sứ hay không, bạn nên tới trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất nhé!

Phương pháp giúp khắc phục các nhược điểm của cầu răng sứ

Với 5 nhược điểm của làm cầu răng sứ đã được liệt kê ở trên, nếu bạn mong muốn tìm một phương pháp khác khắc phục được chúng, có thể tham khảo 2 phương pháp sau:

  • Cấy ghép implant: Là phương pháp tiên tiến, thay thế răng thật một cách hoàn hảo, không xâm lấn răng thật, tuổi thọ cao và hạn chế tiêu xương hàm. Tuy nhiên, chi phí cấy ghép implant cao hơn so với cầu răng sứ.
  • Răng giả tháo lắp: Phương pháp phù hợp với người có nhiều răng mất, chi phí thấp nhưng thẩm mỹ không cao và chức năng ăn nhai hạn chế.

Địa chỉ làm cầu răng sứ uy tín tại Hà Nội 

Tại Hà Nội, Domin hiện là một trong những cơ sở nha khoa uy tín trong lĩnh vực phục hình răng mất. Với đa dạng các phương pháp với các phân khúc giá và tình trạng khác nhau, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn.

Tại Domin, khi sử dụng dịch vụ phục hình răng mất, chúng tôi cam kết:

  • Bác sĩ chuyên môn giỏi, kỹ thuật tốt trực tiếp thực hỏi giúp đảm bảo điều trị thành công.
  • Các vật liệu sử dụng 100% chính hãng với thời gian bảo hành lâu
  • Sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại giúp tăng tỉ lệ phục hình răng thành công
  • Hợp đồng cam kết về kết quả giúp khách hàng yên tâm hơn khi gửi gắm

Vì vậy, nếu việc mất răng hiện tại là khuyết điểm ảnh hưởng tới ăn nhai của bạn, đừng quên LIÊN HỆ với Domin để được đặt lịch tư vấn trực tiếp bởi chuyên gia nhé!

Trên đây là tất cả thông tin về nhược điểm của cầu răng sứ. Đây là phương pháp phục hình răng mất hiệu quả, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng các nhược điểm trước khi lựa chọn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của bạn nhé!

NHA KHOA THẨM MỸ DOMIN

Địa chỉ: Trụ sở chính 37 Nguyễn Bá Khoản, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

HOTLINE: 0928 888 115

Website: nhakhoadomin.vn

Giờ làm việc: 09h00 – 18h00

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Quy Trình Lấy Tủy Răng Như Thế Nào? Mất Bao Lâu?

1. Quy trình lấy tủy răng như thế nào? Để chữa viêm tủy răng đạt hiệu quả cao, các nha khoa cần tuân thủ quy trình lấy tủy răng của Bộ Y Tế gồm...

Khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn là gì?

Niềng răng là từ khóa “hot” được quan tâm nhất hiện nay giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, khuôn mặt hài hòa, cân...

Răng sứ có bị mòn không? Hướng dẫn chăm sóc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị với điểm nổi bật là nhanh chóng cải thiện nụ cười...

Người già nên trồng răng loại nào an toàn nhất?

Quá trình lão hóa khiến cho người già phải đối mặt với tình trạng mất răng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, cấu...

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Và Cách Điều Trị

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng? Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng… bị tổn thương...

Những Lưu Ý Khi Muốn Bọc Sứ Hàm Trên

Hàm trên của răng quyết định đến 80% tính thẩm mỹ khi cười nói và giao tiếp. Nhiều người sẽ có ý định bọc sứ hàm trên...

zalo-icon