Răng bị đau nhức sau khi bọc sứ là tình trạng không ít người gặp phải. Nó có thể kéo dài nhiều ngày, gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh. Vậy bọc răng sứ bị đau nhức phải làm sao? Có những nguyên nhân và lưu ý quan trọng nào người bệnh nên biết. Hãy cùng Nha khoa Thẩm Mỹ DOMIN khám phá ở bài viết dưới đây nhé!
Những nguyên nhân gây đau nhức sau khi bọc răng sứ
Để tăng độ bền cho răng sứ, bác sĩ thường sẽ mài đi một lớp men răng xung quanh với tỷ lệ tiêu chuẩn. Sau đó, sẽ đặt mão răng sứ giả lên cùi răng thật. Tỷ lệ mài răng không quá 2mm, do đó sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới cấu trúc của răng và tủy răng.
Sau khi bọc sứ, có thể người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức nhưng thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày đầu. Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh cảm thấy đau nhức kéo dài lâu ngày. Vậy nguyên nhân là do đâu? Dưới đây là TOP những nguyên nhân gây đau nhức thường gặp nhất:
Răng yếu
Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng của khách hàng. Điều này sẽ giúp phát hiện xem người bệnh có mắc các bệnh về nướu hoặc răng không. Nếu nền răng yếu thì sau khi bọc sứ có thể người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức.
Răng yếu là một trong những nguyên nhân gây đau nhức sau khi bọc sứ
Nướu răng chưa kịp thích nghi
Khi lắp mão răng sứ, nướu trở nên nhạy cảm hơn, có thể xuất hiện tình trạng đau nhức. Cần một thời gian để nướu thích nghi và người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau nhức hay ê buốt nữa.
Tủy răng bị viêm nhưng chưa điều trị triệt để
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức sau khi bọc răng sứ là chưa điều trị triệt để bệnh về răng miệng. Nếu răng bị viêm tủy mà không được phát hiện và điều trị trước khi bọc sứ sẽ có thể khiến răng bị hoại tử, tác động đến thần kinh, gây sưng đau kéo dài, thậm chí phải nhổ bỏ răng.
Khớp cắn bị lệch do bọc răng sứ
Kỹ thuật nắn chỉnh khớp cắn không chuẩn khiến răng sứ nhô cao hơn bình thường hoặc bị lệch so với răng đối diện. Điều này, khiến lực nhai dồn lên răng sứ, gây vướng cộm và đau khớp thái dương hàm. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng ê buốt, đau nhức này sẽ có thể gây ảnh hưởng tới răng thật.
Mài quá nhiều men răng và lắp răng không chuẩn
Nếu bác sĩ mài răng sai kỹ thuật và tỷ lệ đã quy định có thể khiến răng bị mài quá nhiều và làm lộ ngà răng. Bên cạnh đó, nếu chế tác răng không chuẩn thì sẽ không khít với nướu, làm cặn thức ăn bám lại, dẫn tới tình trạng đau, viêm kéo dài.
Thói quen sinh hoạt
Nếu duy trì thói quen nghiến răng sẽ làm các răng đối diện phải chịu tác động mạnh mẽ và liên tục lên răng sứ. Vì vậy, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy ê buốt và đau nhức vào mỗi buổi sáng.
Răng sứ làm bằng vật liệu không đảm bảo
Nếu răng sứ được làm từ vật liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thì sẽ không đảm bảo tính dẫn nhiệt. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới cùi răng thật, do đó khi ăn đồ nóng hoặc lạnh sẽ cảm thấy ê buốt và đau nhức.
Vật liệu răng sứ cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ bị đau nhức phải làm sao?
Có lẽ “bọc răng sứ bị đau nhức phải làm sao?” là câu hỏi được quan tâm nhất đối với những người đang gặp tình trạng này. Chúng ta có thể làm dịu cơn đau nhức tại nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến nha khoa để kiểm tra và điều trị sớm.
Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng để làm giảm cơn đau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Có thể sử dụng thuốc acetaminophen, ibuprofen,… để giảm đau sau khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, chỉ được uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý uống ở nhà gây quá liều hoặc nhờn thuốc.
- Chườm đá lạnh: Đây là một biện pháp giảm đau tạm thời. Người bệnh có thể cho đá lạnh vào khăn mềm, chườm nhẹ lên khu vực răng sứ bị đau nhức. Lưu ý không nên chườm trực tiếp lên vùng răng bị nhức vì nó có thể khiến triệu chứng thêm trầm trọng hơn.
Có thể làm giảm cơn đau nhức bằng cách chườm đá lạnh
- Súc miệng bằng nước muối: Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch chất nhờn trong khoang miệng. Có thể pha nước muối tại nhà bằng cách hòa 2 thìa muối vào nước ấm, khuấy đều cho tới khi tan hết rồi súc miệng bình thường.
- Dùng hàm bảo vệ: Nếu đau sau khi bọc sứ là do nghiến răng thì nên sử dụng hàm bảo vệ để tránh tình trạng các răng va chạm trực tiếp vào nhau.
- Điều trị tại nha khoa: Nếu tình trạng đau nhức sau khi bọc sứ kéo dài bạn nên đến nha khoa để điều trị. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây đau, từ đó đưa ra phác đồ phù hợp nhất.
Những lưu ý giúp tránh đau nhức sau khi bọc răng sứ
Ngoài vấn đề “bọc răng sứ bị đau nhức phải làm sao?” thì lưu ý để tránh tình trạng này xảy ra cũng được rất nhiều người quan tâm. Để tránh biến chứng đau nhức xảy ra, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Tối thiểu đánh răng mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm để loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
- Kết hợp đánh răng với súc miệng và dùng chỉ nha khoa chuyên dụng.
- Trong thời gian đầu sau khi mới bọc sứ nên tránh những đồ ăn nóng, lạnh, cứng, dai hoặc chứa nhiều acid.
Định kỳ mỗi năm 2 lần đến nha khoa kiểm tra và cạo vôi răng
- Định kỳ mỗi năm 2 lần đến nha khoa để cạo vôi răng, đảm bảo mảng bám và vôi răng không ảnh hưởng đến chân răng bọc sứ.
Nha khoa Thẩm Mỹ DOMIN hy vọng, thông qua bài viết trên đã giúp các bạn trả lời được “bọc răng sứ bị đau nhức phải làm sao?”. Nếu bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ vui lòng lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ sau:
NHA KHOA THẨM MỸ DOMIN
Địa chỉ: Trụ sở chính 37 Nguyễn Bá Khoản, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
HOTLINE: 0928 888 115
Website: nhakhoadomin.vn
Giờ làm việc: 09h00 – 18h00