Với những răng bị tổn thương ảnh hưởng đến tủy, lấy tủy răng là điều cần thiết để hạn chế tình trạng đau nhức và sự tiến triển nặng hơn. Vậy có nên bọc sứ khi lấy tủy răng? Theo các bác sĩ nha khoa bọc răng sứ giúp bảo vệ chân răng và cải thiện chức năng thẩm mỹ, ăn nhai hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích của phương pháp bọc răng sứ cho răng đã lấy tủy.
Có nên bọc răng sứ sau khi lấy tủy?
Theo bác sĩ Đoàn Xuân Trường – Bác sĩ thẩm mỹ răng sứ tại Nha khoa Domin, việc bọc răng sứ sau khi lấy tủy là điều nên làm. Bởi vì giải pháp này sẽ giúp bảo vệ chân răng còn lại của răng thật, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập làm tổn hại răng. Đồng thời, bọc răng sứ còn giúp cải thiện tình trạng ăn nhai và thẩm mỹ của răng tốt hơn. Cụ thể các lợi ích của bọc răng sứ sau khi lấy tủy như sau:
- Bảo vệ cấu trúc răng thật: Bộ răng sứ sau khi lấy tủy thường yếu hơn, mão răng sứ sẽ bao bọc toàn bộ phần răng đã được điều trị tủy, tạo thành một lớp bảo vệ chắc chắn cho răng thật.
- Duy trì chức năng ăn nhai: Sau khi lấy tủy răng dễ bị vỡ khi chịu lực nhai. Răng được bọc sứ sẽ chịu lực tốt hơn, giúp ăn nhai thoải mái.
- Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập: Mão sứ tạo thành một lớp rào chắn, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng, gây viêm nhiễm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu.
- Cải thiện thẩm mỹ: Mão sứ được thiết kế với hình dáng, màu sắc tương tự răng thật và giúp che đi các khuyết điểm của răng như ố vàng, sứt mẻ,… giúp khách hàng có một hàm răng đều màu và thẩm mỹ.
Trường hợp nào nên và không nên bọc răng sứ sau khi lấy tủy?
Bọc sứ sau khi lấy tủy răng là giải pháp được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, có nên lấy tủy để bọc sứ không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nên bọc răng sứ sau khi lấy tủy
Sau đây là những trường hợp nên bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng để bảo vệ cấu trúc răng thật tốt hơn:
- Răng bị sâu gây viêm tủy: Khi răng bị sâu nặng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong răng, gây viêm tủy. Nếu không điều trị kịp thời, tủy răng sẽ chết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau khi lấy tủy, răng sẽ trở nên giòn và dễ vỡ. Bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ phần răng còn lại, ngăn ngừa tình trạng răng vỡ và nhiễm trùng.
- Răng đã yếu, bị mẻ, vỡ do chấn thương: Răng bị vỡ lớn có bọc sứ được không?Với tình trạng răng bị mẻ, vỡ do chấn thương hoặc do các tác động trong quá trình ăn nhai sẽ làm mất đi một phần cấu trúc răng. Bọc răng sứ sẽ giúp phục hồi hình dáng và chức năng của răng, bảo vệ phần răng còn lại khỏi các tác động bên ngoài.
- Răng bị chết tủy: Răng bị chết tủy sẽ không còn được nuôi dưỡng, mất đi cảm giác khi ăn uống và suy giảm chức năng ăn nhai. Khi đó bọc răng sứ là giải pháp lý tưởng để răng hồi phục chức năng ăn nhai, giúp khách hàng ăn uống thoải mái.
- Chân răng bị mòn nhiều: Chân răng bị mòn nhiều sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc giữa răng và nướu, gây nên tình trạng hở kẽ răng, ê buốt. Việc bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ chân răng, ngăn chặn tình trạng mòn răng tiến triển nặng hơn.
Không cần lấy tủy khi bọc răng sứ
Có một số trường hợp khách hàng cần lấy tủy khi bọc răng sứ, nhưng cũng có những trường hợp không cần. Khách hàng có thể tham khảo các trường hợp không cần lấy tủy khi bọc răng sứ sau đây:
- Răng vẫn còn chắc chắn, ăn nhai tốt: Nếu răng chỉ bị mẻ một góc nhỏ, hoặc bị xỉn màu mà không ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành mài một phần răng, tạo cùi để chụp mão sứ bên ngoài mà không cần phải lấy tủy.
- Răng chỉ cần thực hiện phương pháp trám răng: Trong một số trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định khách hàng trám răng để phục hồi mà không cần phải bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu sau khi trám răng, răng vẫn bị yếu hoặc có dấu hiệu nứt vỡ, thì việc bọc răng sứ là cần thiết.
- Răng bị thưa, mọc lệch, mẻ, vỡ hay xỉn màu: Trong những trường hợp này, mục đích chính của việc bọc răng sứ là để cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng. Nếu răng không bị tổn thương tủy, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng và bọc sứ mà không cần lấy tủy răng.
Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?
Quá trình lấy tủy hay bọc răng sứ đều không gây đau, ê buốt cho khách hàng vì bác sĩ có sử dụng thuốc tê. Cụ thể như sau:
- Quá trình lấy tủy: Trước khi lấy tủy bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng cần điều trị. Điều này giúp khách hàng không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện.
- Sau khi lấy tủy: Một vài giờ đầu sau khi lấy tủy và hết thuốc tê, khách hàng có thể cảm thấy hơi ê buốt, tê tại vùng điều trị. Nhưng cảm giác ê buốt sẽ giảm dần vào những ngày sau đó.
- Quá trình bọc răng sứ: Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ khi mài răng nên giảm cảm giác ê buốt cho khách hàng. Nếu mài răng được thực hiện đúng kỹ thuật bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ không có bất cứ cảm giác khó chịu nào trong quá trình thực hiện. Còn khi gắn mão sứ khách hàng có thể cảm thấy tức nhẹ ở phần chân răng khi mão sứ được lắp vào, nhưng cảm giác này sẽ hết ngay sau đó.
Như vậy, quá trình lấy tủy và bọc răng sứ đều không gây đau đớn nên khách hàng hoàn toàn có thể an tâm.
Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào cảm giác của từng người. Một số người có cơ địa nhạy cảm sẽ hơi cảm thấy khó chịu. Còn với những khách hàng tâm lý tốt, thoải mái và “chịu” đau tốt thì cả quá trình lấy tủy và bọc răng sứ đều cảm thấy khá nhẹ nhàng. Ngoài ra tình trạng đau khi thực hiện các kỹ thuật nha khoa này còn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và tay nghề bác sĩ khi thực hiện.
Răng lấy tủy bọc sứ được bao lâu?
Răng lấy tủy bọc sứ được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng mão sứ và loại răng sứ mà khách hàng lựa chọn. Cụ thể như sau:
- Răng sứ kim loại: Độ bền khoảng từ 5 – 7 năm. Đây là loại răng sứ có giá thành tối ưu nhưng dễ gây đen viền nướu và có thể gây kích ứng nướu.
- Răng sứ Titan: Có độ bền khoảng từ 7 – 10 năm, là loại răng sứ có khả năng tương thích sinh học cao, ít gây đen viền nướu.
- Răng sứ toàn sứ: Là loại răng có độ bền cao nhất, khoảng từ 15 – 25 năm, thậm chí là lâu hơn nếu được chăm sóc tốt. Răng sứ toàn sứ không gây kích ứng, không gây đen viền nướu và có màu sắc trong, tự nhiên như răng thật.
Lưu ý sau khi bọc răng sứ lấy tủy
Bọc răng sứ sau khi lấy tủy giúp bảo vệ răng và khôi phục chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, để đảm bảo răng sứ luôn bền đẹp và tuổi thọ cao, khách hàng cần chú ý một số điều sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Khách hàng nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để làm sạch răng và nướu. Ngoài ra, sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước có thể giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, từ đó ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Khách hàng cần hạn chế các loại thực phẩm quá cứng, dai như gân bò, mía, đá lạnh cục…. vì có thể làm mẻ hoặc vỡ răng sứ. Các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh cũng cần hạn chế vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ra tình trạng ê buốt răng. Các loại thực phẩm có màu đậm như cà phê, trà xanh,… có thể làm ố vàng răng sứ.
- Thăm khám định kỳ: Mỗi người nên đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng, vệ sinh răng miệng chuyên sâu và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng nếu có.
Hy vọng bài viết đã giúp các khách hàng giải đáp được thắc mắc “Có nên bọc sứ khi lấy tủy không?”. Đây là giải pháp nha khoa được các bác sĩ khuyến khích sau khi lấy tủy để bảo vệ răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt hơn. Vì vậy hãy LIÊN HỆ NGAY với Domin để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.