Những khuyết điểm về răng miệng có thể là yếu tố khiến mọi người trở nên tự ti hơn trong giao tiếp. Vấn đề này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách xã hội, gặp phải trở ngại khi đối thoại. Một trong số những khuyết điểm gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ nhất đối với răng miệng đó chính là tình trạng hở lợi. Hãy cùng Nha khoa Domin tìm hiểu nguyên và cách khắc phục tình trạng cười hở lợi qua bài viết sau đây nhé!
Cười hở lợi là gì?
Cười hở lợi là tình trạng phần lợi (nướu) ở hàm trên bị lộ ra quá nhiều khi cười, làm mất cân đối giữa răng, môi và lợi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười. Một nụ cười được coi là hở lợi khi phần lợi lộ ra trên 3mm tính từ cổ răng đến vành môi trên khi cười hết cỡ.
Cười hở lợi được phân thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng dựa trên diện tích nướu bị lộ:
- Nhẹ: Lộ hơn 3mm mô nướu, ít hơn 25% so với chiều dài răng.
- Trung bình: Lộ từ 25% – 50% chiều dài răng.
- Nặng: Lộ từ 50% – 100% chiều dài răng.
- Rất nặng: Lộ trên 100% chiều dài răng.
Nguyên nhân gây cười hở lợi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cười hở lợi. Do đó, bạn phải xác định xem mình đang gặp phải trường hợp nào để có cách khắc phục phù hợp.
Xương hàm phát triển quá mức: Việc xương hàm phát triển quá mức khiển vùng hàm bị đẩy ra ngoài dẫn đến tình trạng lợi lộ ra khi cười. Thông thường, nguyên nhân này thường có biểu hiện hở lợi kèm răng hô về phía trước.
Môi trên quá ngắn: Dấu hiệu của môi trên ngắn là không thể khép kín môi ngay cả khi miệng không hoạt động. Điều này khiến lợi lộ ra mỗi khi cười.
Răng mọc bất thường: Răng có thể ngắn hơn khi mọc bất thường trong nướu. Khi răng ngắn, vùng nướu sẽ hở càng nhiều gây hở lợi.
Tăng sản nướu: Tăng sản nướu xảy ra khi nướu bị viêm do vi khuẩn, thuốc hoặc các bệnh lý toàn thân tiềm ẩn như bệnh bạch cầu, HIV hoặc tiểu đường. Tăng sản nướu cần được chữa dứt điểm trước khi điều trị cười hở lợi.
Đặc điểm của các dạng cười hở lợi
Cười hở lợi do lợi
Khi lợi phát triển quá mức dẫn đến phì đại hoặc do lợi bị tụt, viêm lợi khiến lợi sưng phồng…chúng khiến lợi bị lộ khi cười, tùy vào mức độ phát triển của lợi mà bệnh nhân bị cười hở lợi nặng hay nhẹ. Ngoài ra, tụt lợi là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nụ cười của bạn bị cười hở lợi.
Cười hở lợi do lợi có những đặc điểm như sau:
- Lượng lợi lộ ra nhiều khi cười: Khi cười, phần lợi hàm trên lộ ra quá mức, thường trên 3mm tính từ cổ răng đến vành môi trên. Mức độ lộ lợi có thể khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng, tùy thuộc vào từng trường hợp.
- Lợi dày và dài: Lợi có thể dày hơn bình thường hoặc dài xuống che phủ một phần lớn thân răng, làm cho răng trông ngắn hơn.
- Vị trí bám lợi thấp: vị trí bám lợi thấp hơn, khiến phần thân răng lộ ra ít hơn và phần lợi lộ ra nhiều hơn khi cười.
- Hình dạng lợi bất thường: Lợi có thể có hình dạng bất thường, ví dụ như phì đại (sưng to), không đều hoặc có các nếp gấp bất thường.
- Không liên quan đến xương hàm hay răng: Răng có thể mọc hoàn toàn và xương hàm phát triển bình thường, nhưng do lợi phát triển quá mức nên gây ra tình trạng hở lợi.
Cười hở lợi do răng
Cười hở lợi do răng xảy ra khi có sự mất cân đối giữa chiều dài răng và phần lợi bao phủ. Khác với cười hở lợi do lợi (nướu) hay do xương hàm, nguyên nhân chính nằm ở chính bản thân răng. Dưới đây là những đặc điểm cụ thể của cười hở lợi do răng:
- Răng mọc không hoàn toàn (răng ngắn): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong quá trình mọc răng, răng không mọc hết chiều dài bình thường, một phần thân răng vẫn còn bị lợi che phủ. Điều này làm cho răng trông ngắn hơn so với tỉ lệ chuẩn, dẫn đến khi cười, phần lợi lộ ra nhiều hơn để bù vào phần răng bị thiếu.
- Răng quá nhỏ so với lợi: Trong một số trường hợp, kích thước của răng nhỏ hơn so với diện tích lợi. Mặc dù răng có thể mọc đầy đủ, nhưng do kích thước nhỏ nên phần lợi xung quanh vẫn chiếm tỉ lệ lớn, gây ra tình trạng cười hở lợi.
- Tương quan răng và lợi không cân xứng: Tỉ lệ giữa chiều dài răng và chiều cao lợi không hài hòa. Thông thường, tỉ lệ lý tưởng là 10mm chiều dài răng và 2mm chiều cao lợi. Khi tỉ lệ này bị phá vỡ, ví dụ như răng quá ngắn hoặc lợi quá cao so với răng, sẽ dẫn đến cười hở lợi.
- Thường đi kèm với các vấn đề về răng khác: Cười hở lợi do răng có thể đi kèm với các vấn đề khác như răng chen chúc, răng khấp khểnh, khớp cắn không đều,…
Cười hở lợi do xương hàm
Cười hở lợi do xương hàm là một dạng phức tạp hơn so với các nguyên nhân khác như do lợi hay do răng. Nó xuất phát từ sự phát triển quá mức của xương hàm trên, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc khuôn mặt và nụ cười. Dưới đây là những đặc điểm chính của cười hở lợi do xương hàm:
- Xương hàm trên phát triển quá mức theo chiều dọc: Đây là đặc điểm cốt lõi. Xương hàm trên dài hơn bình thường theo chiều dọc, làm cho khoảng cách từ chân răng đến môi trên lớn hơn. Khi cười, môi bị kéo lên, phần lợi lộ ra nhiều do khoảng cách này quá lớn.
- Có thể đi kèm với hô răng: Do xương hàm trên phát triển quá mức, nó thường đẩy răng ra phía trước, gây ra tình trạng hô răng (vẩu). Vì vậy, cười hở lợi do xương hàm thường đi kèm với hô răng, làm cho tình trạng thẩm mỹ càng trở nên nghiêm trọng.
- Khuôn mặt có thể bị mất cân đối: Sự phát triển quá mức của xương hàm trên có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ khuôn mặt, làm cho khuôn mặt dài hơn hoặc có dạng bất thường.
- Lợi lộ ra nhiều, thường trên 4mm: Mức độ hở lợi thường nặng hơn so với các nguyên nhân khác, thường trên 4mm tính từ cổ răng đến vành môi trên. Thậm chí trong một số trường hợp, lợi có thể lộ ra rất nhiều, gần như toàn bộ phần lợi hàm trên.
- Khó điều trị bằng các phương pháp thông thường: Các phương pháp như cắt lợi hay tiêm botox thường không mang lại hiệu quả cao đối với cười hở lợi do xương hàm. Phương pháp điều trị tối ưu thường là phẫu thuật chỉnh hình xương hàm.
Những điều cần chú ý trước khi điều trị cười hở lợi
Trong quá trình điều trị cười hở lợi, bệnh nhân cần chú ý tới một số lưu ý để quá trình hồi phục được rút ngắn tiến độ. Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân sử dụng biện pháp phẫu thuật cần đảm bảo một số yếu tố để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn hơn cụ thể như sau:
- Bệnh nhân thực hiện đúng các chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ như xét nghiệm, phân tích máu, chụp X – quang xương hàm,…
- Bệnh nhân trước khi phẫu thuật cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ như tiền sử bệnh lý, các bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp, bệnh về gan, thận, tình trạng dị ứng,… Sau khi đã nắm được những thông tin này, bác sĩ sẽ khám tổng quát để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân.
- Bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ cao răng và các chất bẩn trong răng để tránh gây ra biến chứng trong suốt quá trình phẫu thuật. Để làm sao có thể lấy được cao răng bạn có thể thực hiện các cách lấy cao răng tại nhà rất đơn giản giúp sạch cao răng.
Nên làm gì sau khi điều trị cười hở lợi?
Sau khi điều trị cười hở lợi, bệnh nhân có thể gặp phải một hiện tượng khó chịu thường thấy. Vì vậy bệnh nhân nên làm những điều sau để cải thiện tình trạng đau nhức:
- Vùng răng nướu tại vị trí phẫu thuật sẽ xuất hiện cảm giác tê sưng rõ ràng. Để giảm bớt tình trạng này bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ thị của bác sĩ
- Bệnh nhân nên sử dụng các loại đồ ăn mềm, lỏng, loãng, nguội,… trong vòng 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật. Vết mổ có thể lành lại trong khoảng 1 tuần nên bệnh nhân cần kiên nhẫn để hồi phục nhanh hơn
- Sau khi kết thúc 1 tuần, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ để cắt chỉ và chăm sóc vết mổ
- Lưu ý vệ sinh đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng đúng cách, ít gây tổn thương vị trí phẫu thuật. Bên cạnh đó nên sử dụng các loại nước súc miệng, tăm, chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn trong miệng, không nên để thức ăn dính vào vị trí phẫu thuật gây nhiễm trùng.
- Khi phát hiện vị trí phẫu thuật xuất hiện những hiện tượng bất thường như máu chảy mãi không cầm được, bưng mủ,… thì bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ để có được phương án chữa trị phù hợp nhất.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc “Cười hở lợi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cười hở lợi”. Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức nha khoa hữu ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc nào hãy LIÊN HỆ với Nha khoa Domin để được giải đáp nhé!