Khi Nào Nên Và Không Nên Bọc Răng Sứ?

Răng mọc không đồng đều, hô hoặc móm nhẹ, răng ố vàng, răng sâu, điều trị tủy… là những trường hợp nên bọc răng sứ. Hiện có nhiều phương pháp để giải quyết các tình trạng trên, trong đó, bọc răng sứ là phương án được nhiều người tìm hiểu và chọn lựa phổ biến hiện nay.

1. Khi nào nên bọc răng sứ?

Những trường hợp nên bọc răng sứ:

  • Khi răng bị sâu, viêm tủy, vỡ lớn
  • Khi răng thưa kẽ, lệch lạc, răng hô nhẹ
  • Khi răng ố vàng, nhiễm màu nặng, thực hiện tẩy trắng không hiệu quả
  • Khi bị mất một hoặc nhiều răng, bác sĩ sẽ chỉ định làm cầu răng sứ để khôi phục răng đã mất

Bọc sứ cho răng sâu

Răng sâu có bọc sứ được không? Phương pháp điều trị sâu răng ở giai đoạn đầu thường được áp dụng là trám răng để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng lây lan và phát triển, khôi phục lại hình dáng và chức năng ăn nhai của răng.

Tuy nhiên, với trường hợp răng sâu lớn thì trám răng thông thường sẽ không còn tác dụng, vì răng đã mất đi một phần lớn cấu trúc khiến răng yếu đi và rất dễ bị gãy vỡ. Bọc sứ sẽ là giải pháp tối ưu cho răng sâu lớn, giúp bảo vệ cùi răng thật, phục hồi chức năng ăn nhai và tăng tính thẩm mỹ. 

Bọc sứ cho răng hư, răng chữa tủy

Răng lấy tủy có nên bọc sứ lại? Khi răng hư tổn nặng, đặc biệt là răng chữa tủy thường sẽ rất giòn và dễ gãy vỡ khi chịu lực ăn nhai. Bọc sứ cho răng chữa tủy là giải pháp tối ưu để bảo vệ răng khỏi những tác động từ bên ngoài, giúp răng chắc khỏe và kéo dài tuổi thọ cho răng.

Bọc sứ cho răng không đều

Trường hợp răng mọc không đều, răng lệch nhẹ, khấp khểnh thì phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp điều chỉnh hình dáng, kích thước và màu sắc của răng, mang lại cho bạn một hàm răng đều, đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cao.

Bọc sứ cho răng không đều sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với phương pháp niềng răng, mang lại cho bạn nụ cười đẹp tức thì ngay sau khi thực hiện.

Bọc sứ cho răng hô, móm nhẹ

Bọc răng sứ có hết hô không? Trường hợp răng bị hô, móm có nguyên nhân từ răng chứ không phải do cấu trúc xương hàm thì phương pháp bọc sứ có thể giải quyết được tình trạng này.

Khi răng mọc chìa ra ngoài, ôm lấy răng hàm đối diện thì thay vì phải niềng răng, chỉ cần mài đi lớp men răng bên ngoài rồi làm răng sứ được chế tác đúng khớp cắn, để giúp cho hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn.

Bọc sứ cho răng thưa, hở kẽ

Phương pháp trám răng sẽ không hiệu quả với những trường hợp răng bị thưa nhiều do miếng trám dễ bị bong tróc ra ngoài khi chịu lực ăn nhai.

Trong những trường hợp này bạn nên tiến hành bọc răng sứ cho răng thưa để che đi kẽ hở giữa các răng. Mão răng sứ chịu lực tốt, độ bền cao, tạo cảm giác chắc chắn, dễ chịu khi ăn nhai và cho hiệu quả thẩm mỹ lâu dài.

Bọc sứ cho răng ố vàng, nhiễm màu nặng

Răng bị ố vàng, nhiễm màu nghiêm trọng do nghiện thuốc lá lâu năm, dùng nhiều thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém, ăn uống nhiều thực phẩm màu… việc tẩy trắng không thể nào cải thiện được thì bọc răng sứ sẽ là giải pháp tối ưu để có được một hàm răng trắng đẹp, đều màu.

2. Những trường hợp không nên bọc răng sứ

Sai lệch khớp cắn nặng do cấu trúc xương hàm

Đối với những trường hợp sai lệch khớp cắn (hô, vẩu, móm) do cấu trúc xương hàm thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ không có tác dụng, vì không thể điều chỉnh được răng về vị trí khớp cắn chuẩn. Bạn bắt buộc phải phẫu thuật để đưa xương hàm về đúng vị trí khớp cắn.

Răng quá nhạy cảm

Nếu răng bạn là loại răng quá nhạy cảm thì bạn cũng không nên bọc răng sứ. Vì trong quá trình trồng răng sứ bắt buộc phải tiến hành mài cùi răng thật. Công đoạn này sẽ làm tổn thương đến cấu trúc răng thật, khiến răng càng trở nên nhạy cảm hơn, khiến bạn không thể ăn uống bình thường được.

Răng bị lung lay

Đối với người trưởng thành, khi răng đã bị lung lay thì đồng nghĩa với việc răng đó không còn sử dụng được nữa. Chân răng đã không còn vững chắn, nếu thực hiện mài cùi răng để bọc sứ thì sẽ khiến chân răng yếu hơn, không hề mang lại công dụng ăn nhai hay thẩm mỹ. Đối với trường hợp răng lung lay, tốt nhất là bạn nên nhổ bỏ và trồng răng mới.

Răng bị sâu, viêm nha chu, nhiễm trùng nặng

Khi răng mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, nhiễm trùng quá nặng thì mọi biện pháp điều trị để bảo tồn răng đều không còn hiệu quả. Lúc này, bắt buộc phải nhổ răng và trồng lại răng giả để phục hình.

3. Lợi ích của việc bọc răng sứ

  • Nâng cao chức năng ăn nhai

Răng sứ được nhận định là có độ cứng chắc cao gấp nhiều lần so với răng thật, độ chịu lực cao. Do đó, việc sử dụng răng sứ để phục hình sẽ giúp nâng cao khả năng ăn nhai, có thể ăn uống thoải mái mà không cần phải kiêng cữ quá nhiều.

  • Bảo vệ răng thật

Mão sứ như một lớp áo giáp bảo vệ răng thật khỏi các tác động bên ngoài, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng trở lại.

  • Cải thiện phát âm

Tất cả các vấn đề về biến đổi phát âm, không chuẩn tông, không tròn vành rõ chữ sẽ được giải quyết khi bạn có một hàm răng đều, đẹp. Điều đó giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hoặc khi đứng trước đám đông.

  • Thoải mái, tiện lợi

So với việc đeo mắc cài niềng răng thì bọc răng sứ mang lại sự thoải mái và tiện lợi hơn rất nhiều, không gây vướng víu, cản trở trong hoạt động cơ miệng hay gây tổn thương các mô mềm, chỉ sau 2 lần hẹn (48H) là bạn đã có thể sở hữu nụ cười mới.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bạn hãy LIÊN HỆ NGAY để được giải đáp hoặc tới thăm khám trực tiếp tại Domin để được bác sĩ phân tích tình trạng chi tiết.

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Bệnh viêm chân răng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm chân răng là một bệnh lý liên quan đến mô bao quanh cấu trúc răng thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, vì triệu chứng...

Lợi trùm răng khôn có tự hết không? Dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi trùm răng khôn là một tình trạng khá phổ biến khi mọc răng khôn. Có rất nhiều người thắc mắc khi gặp phải tình trạng...

6 tác hại bọc răng sứ kim loại ít người biết

Răng sứ kim loại tuy có chi phí thấp và khả năng phục hình tốt, nhưng đi kèm với đó là nhiều hạn chế về thẩm...

Có nên bọc răng sứ sau khi lấy tủy không?

Với những răng bị tổn thương  ảnh hưởng đến tủy, lấy tủy răng là điều cần thiết để hạn chế tình trạng đau nhức và...

Tổng hợp 18 loại khí cụ chỉnh nha phổ biến

Niềng răng là một giải pháp giúp bạn tìm lại một nụ cười đều, đẹp và bền chắc theo thời gian. Khi niềng răng bác...

Răng cửa bị gãy phải làm sao?

Gãy răng cửa làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, khiến bạn mất tự tin mỗi khi giao tiếp. Với vai trò quan trọng...

zalo-icon