Nguyên nhân và cách khắc phục mài răng khi bọc sứ bị buốt

Để đạt được kết quả bọc răng sứ thẩm mỹ như mong muốn, thì mài chỉnh cùi răng thật là kỹ thuật không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mài răng khi bọc sứ bị buốt gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của khách hàng. Vậy nguyên nhân của tình trạng ê buốt này là gì? Phải khắc phục nó như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Thẩm Mỹ DOMIN tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 

Mài răng khi bọc sứ bị buốt – nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mài răng khi bọc sứ bị buốt không giống nhau, có thể là do bác sĩ hoặc do người bệnh. Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì chúng ta cũng cần nắm rõ được nó để có cách phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân do phía bác sĩ

Tay nghề của người bác sĩ là yếu tố quyết định trong sự thành công của một ca chỉnh hình răng. Chính vì vậy, trường hợp bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không có chuyên môn cao, rất dễ tính toán sai tỷ lệ mài cùi răng hoặc thao tác kỹ thuật không đúng có thể dẫn đến ê buốt kéo dài sau khi mài răng.

Bác sĩ mài răng sai kỹ thuật gây ra tình trạng bị buốt sau khi bọc sứ

Thậm chí, việc mài lệch răng, mài quá sâu lộ cả ngà răng sẽ vô tình làm tủy và nướu răng tổn thương gây khó chịu. Nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ mắc viêm tủy, sâu răng, viêm nướu, lung lay và gãy rụng răng.

Ngoài ra, nếu bác sĩ lắp răng sứ cao hơn bình thường hoặc bị lệch so với răng đối diện, thì khi ăn nhai cũng sẽ tạo áp lực lên răng sứ lẫn răng thật, gây cảm giác ê buốt, đau nhức.

Nguyên nhân do phía người bệnh

Tình trạng mài răng khi bọc sứ bị buốt còn xuất phát từ thói quen ăn uống và cách chăm sóc răng miệng của người bệnh. Rất nhiều người chỉ mới bọc sứ nhưng lại sử dụng quá nhiều đồ ăn cứng, lạnh, chua hoặc dai khiến răng bị kích thích và dẫn đến hiện tượng ê buốt nhiều hơn.

Thói quen ăn nhiều đồ lạnh cũng có thể dẫn đến hiện tượng ê buốt nhiều hơn

Bên cạnh đó, nếu chăm sóc răng miệng không tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tụt lợi, viêm tủy, viêm nha chu,… Khi răng bị tổn thương sẽ làm sức khỏe răng miệng giảm đáng kể và có thể gây ảnh hưởng đến tủy. 

Cách khắc phục tình trạng ê buốt sau khi mài răng

Để làm giảm tình trạng ê buốt sau khi mài răng, có thể sử dụng một số phương pháp làm dịu đơn giản tại nhà sau đây. Tuy nhiên, nếu ê buốt kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

  • Chườm đá lạnh

Người bệnh có thể dùng túi đá lạnh chườm nhẹ vào vùng má gần răng sứ để giảm đau tạm thời. Lưu ý, không chườm trực tiếp lên vị trí bọc sứ, bởi sẽ làm cho cảm giác đau và ê buốt nghiêm trọng hơn.

  • Súc miệng với nước muối

Trong dung dịch có chứa các ion có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm hiệu quả. Đồng thời, giúp loại bỏ khỏi khoang miệng nhiều vi khuẩn có hại.

Súc miệng với nước muối để khắc phục tình trạng ê buốt sau khi mài răng

Cách pha nước muối cũng rất đơn giản: Bạn chỉ cần dùng 1 thìa nước muối hòa tan với khoảng 250ml nước ấm. Súc miệng mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần, sẽ giảm dần cảm giác ê buốt răng.

  • Dùng thuốc giảm đau

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen,… để có thể giảm bớt cơn đau nhức, khó chịu do mài răng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ được phép sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Dùng hàm bảo vệ răng

Tật nghiến răng khi ngủ thường xuyên cũng có thể khiến răng bị ê đau. Do đó, để hạn chế sự va chạm giữa các răng sứ với nhau, bạn nên mang hàm bảo vệ.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Bác sĩ khuyến cáo rằng bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa giúp làm sạch răng hoàn toàn. Đồng thời, massage vùng nướu để hạn chế cảm giác đau nhức, kích thích lưu thông máu.

Cần lưu ý những điều gì khi mài răng bọc sứ?

Để không gặp phải tình trạng ê buốt kéo dài, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

  • Không được tự ý quyết định bọc răng sứ, cần phải tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.

Cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định bọc răng sứ

  • Nên tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ.
  • Sau khi mài răng, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để giữ răng chắc khỏe.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, thực hiện khám định kỳ mỗi năm 2 lần để kiểm tra tình trạng răng sứ.

Trên đây là toàn bộ thông tin Nha khoa Thẩm Mỹ DOMIN muốn gửi tới các bạn. Hy vọng, qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng mài răng khi bọc sứ bị buốt. Nếu có bất cứ điều gì cần sự tư vấn của bác sĩ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ sau: 

NHA KHOA THẨM MỸ DOMIN

Địa chỉ:  Trụ sở chính 37 Nguyễn Bá Khoản, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy,

Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

HOTLINE:  0928 888 115

Website: nhakhoadomin.vn 

Giờ làm việc: 09h00 – 18h00

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Quy Trình Lấy Tủy Răng Như Thế Nào? Mất Bao Lâu?

1. Quy trình lấy tủy răng như thế nào? Để chữa viêm tủy răng đạt hiệu quả cao, các nha khoa cần tuân thủ quy trình lấy tủy răng của Bộ Y Tế gồm...

Khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn là gì?

Niềng răng là từ khóa “hot” được quan tâm nhất hiện nay giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, khuôn mặt hài hòa, cân...

Răng sứ có bị mòn không? Hướng dẫn chăm sóc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị với điểm nổi bật là nhanh chóng cải thiện nụ cười...

Người già nên trồng răng loại nào an toàn nhất?

Quá trình lão hóa khiến cho người già phải đối mặt với tình trạng mất răng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, cấu...

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Và Cách Điều Trị

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng? Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng… bị tổn thương...

Những Lưu Ý Khi Muốn Bọc Sứ Hàm Trên

Hàm trên của răng quyết định đến 80% tính thẩm mỹ khi cười nói và giao tiếp. Nhiều người sẽ có ý định bọc sứ hàm trên...

zalo-icon