Một số câu hỏi thường gặp khi điều trị tủy

Các bệnh lý tủy răng là những bệnh thường gặp và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh về răng miệng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Vì sao bị viêm tủy?

Nguyên nhân gây viêm tủy là do các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng xâm nhập và phá hoại tủy răng, chủ yếu là thông qua các lỗ sâu hoặc qua các cuống răng. Răng bị nứt, vỡ, làm lộ tủy, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn và phá hoại tủy răng.

Ngoài ra, khi chịu các tác động vật lý như: sang chấn, thay đổi áp suất môi trường,.. răng có thể bị nhiễm độc chì, thủy ngân. Khi các chất độc này tiếp cận đến buồng tủy sẽ làm tổn thương tủy, gây viêm nhiễm.

Một số câu hỏi thường gặp khi điều trị tủy

Viêm tủy răng có lây không?

  • Nếu hiểu ở khía cạnh bệnh viêm tủy răng có lây từ người này sang người khác hay không thì câu trả lời là không.

Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn gây sâu răng – một trong những nguyên nhân chính dẫn tới viêm tủy thì có khả năng lây từ người này sang người khác. Các vi khuẩn gây sâu răng sẽ lây truyền qua sự tiếp xúc đường miệng, trao đổi nước bọt hoặc khi sử dụng chung những vật dụng ăn uống mà không được vệ sinh kỹ càng.

  • Nếu hiểu theo khía cạnh viêm tủy răng có lây lan sang các răng khác không thì câu trả lời là có.

Vi khuẩn khi phá hoại dần tủy sẽ lây sang răng kế cận, tiếp tục gây viêm nhiễm. Nặng hơn nữa là vi khuẩn trong tủy răng mang theo mầm bệnh thoát ra ngoài ống tủy gây viêm chân răng, viêm xương hàm. Cho đến khi tủy bị hoại tử hoàn toàn, tụ lại ở chân răng sẽ gây u nang chân răng.

Tại sao cần lấy tủy răng?

Răng bị viêm tủy cần được điều trị càng sớm càng tốt vì 5 lý do sau:

  • Tủy răng không có khả năng tự phục hồi nếu đã chết.
  • Răng bị nhiễm trùng là răng đang chết dần. Nếu không điều trị kịp thời thì nhiễm trùng sẽ lây lan sang các răng khác, khiến tình trạng đau đớn kéo dài.
  • Tủy răng được cấu tạo bởi các mô sống và phần mềm, có chức năng dẫn truyền cảm giác. Tình trạng viêm nhiễm tủy kéo dài sẽ gây đau đớn, ê buốt, khiến bạn không thể ăn uống được.
  • Nếu không điều trị sớm, viêm tủy sẽ lây lan sang các bộ phận, các răng khác và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nặng nhất là mất răng, gây tiêu xương hàm, tụt nướu,…
  • Điều trị tủy răng sớm sẽ bảo tồn tối đa cấu trúc răng thật.

Khi nào nên lấy tủy răng?

Răng bị viêm tủy trải qua 4 giai đoạn:

  • Viêm tủy phục hồi
  • Viêm tủy mãn tính
  • Viêm tủy cấp tính
  • Hoại tử tủy

Bắt đầu từ giai đoạn viêm tủy mãn tính, các cơn đau nhứt bắt đầu xuất hiện và gia tăng dần do sự lan rộng của vi khuẩn. Tủy răng viêm nhiễm cũng từ giai đoạn 2 là đã mất khả năng phục hồi, cần được tiến hành lấy tủy.

Răng chữa tủy có bọc sứ được không?

Răng sau khi điều trị tủy nên được bọc sứ. Trong quá trình điều trị tủy, bác sĩ sẽ khoan hoặc xử lý bề mặt thân răng để mở nắp ống tủy. Hoặc khi viêm tủy do sâu răng, thân răng đã bị tổn thương và có lỗ trống trước đó.

Do đó, sau khi điều trị, cần tiến hành bọc sứ để phục hình thẩm mỹ cho thân răng và đảm bảo chức năng ăn nhai. Đồng thời hạn chế vi khuẩn tấn công lại, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Răng chữa tủy có niềng được không?

Răng sau khi điều trị vẫn có thể niềng được. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện niềng trong vòng một năm sau khi lấy tủy.

Răng sau khi lấy tủy được coi là răng đã chết. Sau khoảng 1 năm, răng sẽ bị sừng hóa và khó có thể di chuyển khi sử dụng khí cụ niềng. Do đó, khả năng đáp ứng chỉnh nha là rất kém.

Hiện nay, ở các nha khoa uy tín vẫn có những phương pháp niềng răng hiện đại áp dụng cho trường hợp có răng đã chữa tủy. Bạn cần trực tiếp đến các nha khoa để thăm khám và tư vấn trực tiếp để biết rõ tình trạng của mình.

Lấy tủy răng ở đâu thật sự là vấn đề là quan trọng, vì tủy răng là bộ phận liên kết với nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Nếu xử lý tủy sai kỹ thuật sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bạn cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa khoa chất lượng để tiến hành điều trị tủy.

Quy trình điều trị tủy tại Nha khoa Domin 

  • Thăm khám và chụp X-quang: Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp tình trạng răng bệnh nhân. Chụp X-quang để đưa ra chẩn đoán chính xác chất lượng lần điều trị trước và kế hoạch điều trị cụ thể.
  • Làm sạch và gây tê: Vệ sinh răng miệng, đặt dam cao su, tránh lây nhiễm trong quá trình điều trị và tiến hành gây tê tùy vào tình trạng của khách hàng.
  • Lấy tuỷ răng: Mở tuỷ lại, loại bỏ chất trám cũ từ lần điều trị trước và triệt tủy có trong ống tủy của răng bị bệnh và đóng ống tuỷ
  • Phục hình: Tạo hình lại, bơm rửa, trám bít kín hệ thống ống tuỷ hoặc bọc răng sứ.

Nha sĩ kiểm tra lại kết quả và hoàn thiện quy trình lấy tuỷ răng, tư vấn phục hồi, bảo vệ thân răng đảm bảo chức năng thẩm mỹ lâu dài đồng thời hẹn lịch tái khám cho khách hàng. Để được tư vấn trực tiếp quý bạn đọc có thể click vào đây

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Quy Trình Lấy Tủy Răng Như Thế Nào? Mất Bao Lâu?

1. Quy trình lấy tủy răng như thế nào? Để chữa viêm tủy răng đạt hiệu quả cao, các nha khoa cần tuân thủ quy trình lấy tủy răng của Bộ Y Tế gồm...

Khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn là gì?

Niềng răng là từ khóa “hot” được quan tâm nhất hiện nay giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, khuôn mặt hài hòa, cân...

Răng sứ có bị mòn không? Hướng dẫn chăm sóc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị với điểm nổi bật là nhanh chóng cải thiện nụ cười...

Người già nên trồng răng loại nào an toàn nhất?

Quá trình lão hóa khiến cho người già phải đối mặt với tình trạng mất răng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, cấu...

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Và Cách Điều Trị

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng? Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng… bị tổn thương...

Những Lưu Ý Khi Muốn Bọc Sứ Hàm Trên

Hàm trên của răng quyết định đến 80% tính thẩm mỹ khi cười nói và giao tiếp. Nhiều người sẽ có ý định bọc sứ hàm trên...

zalo-icon