Nguyên nhân nhiễm trùng khi bọc răng sứ và cách khắc phục hiệu quả

Chắc chắn, khách hàng nào sau khi bọc sứ cũng mong muốn có được hàm răng đều, đẹp và chắc khỏe. Nhưng có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng khi bọc răng sứ gây đau nhức, khó chịu, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy có cách nào xử lý được tình trạng nhiễm trùng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Nha Khoa Thẩm Mỹ DOMIN.

Dấu hiệu nhiễm trùng khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp được sử dụng rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Với khả năng khắc phục hiệu quả tình trạng răng mắc khuyết điểm về mặt chức năng thẩm mỹ. Đặc biệt, nó mang đến cho khách hàng một hàm răng đều đẹp và trắng sáng hơn. 

Tình trạng nhiễm trùng khi bọc răng sứ nghiêm trọng 

Nhưng trên thực tế, không phải ca bọc sứ nào cũng diễn ra thành công. Không ít khách hàng đã gặp phải những biến chứng nhiễm trùng khi bọc răng sứ với những dấu hiệu như sau: 

  • Vùng nướu có biểu hiện tấy đỏ, sưng đau. 
  • Vùng tiếp xúc giữa răng sứ với nướu, chân răng bị đau nhức, khó chịu. Đặc biệt, nặng nề hơn khi thực hiện ăn nhai hoặc cắn thức ăn cứng. 
  • Chân răng chảy máu dù chỉ tác động rất nhẹ. 
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu. 

Một số những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như: 

  • Có dịch mủ tích tụ ở đầu chân răng. 
  • Bị sốt, nổi hạch bạch huyết. 
  • Răng sứ bị lung lay hoặc không chắc chắn. 
  • Bị cứng hàm, khó ăn uống, khó há miệng. 

Những nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng khi bọc răng sứ

Nhiễm trùng khi bọc răng sứ có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: 

Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Với những bác sĩ không có chuyên môn và tay nghề kém sẽ để lại rất nhiều sai sót trong quá trình bọc sứ như: 

  • Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công gây nhiễm trùng. 
  • Mài răng sai tỷ lệ quy định dẫn đến tổn thương nướu, ngà răng và ống tủy. Từ đó, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi bọc sứ. 
  • Tác động quá mạnh đến nướu, làm cho nướu bị kích ứng và rất dễ nhiễm trùng. 
  • Lắp răng sứ vào răng thật đã mài nhưng không sát khít, tạo ra kẽ hở làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây ra sâu răng, viêm nướu, viêm tuỷ,… dẫn đến áp xe hoặc nhiễm trùng răng. 
  • Mài răng lấn vào khoảng sinh học 

Khoảng sinh học – Barrier có chức năng bảo vệ xung quanh răng và có khả năng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn đến cấu trúc khác như ngà răng, ống tuỷ. Nếu quá trình màu răng xâm phạm đến khoảng sinh học, kích thích phát triển một barrier mới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của khoảng sinh học mới thường kèm theo tình trạng tụt nướu và tiêu xương, gây ra hiện tượng nhiễm trùng chân răng.

Lợi bị thâm đen, viêm lợi nghiêm trọng khi bị nhiễm trùng sau khi bọc sứ 

  • Mão răng sứ bị sai kích thước 

Sử dụng mão răng sứ kích thước không phù hợp với răng thật thì trong quá trình ăn uống làm gia tăng áp lực lên chân răng và dây thần kinh. Như  vậy có thể dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm nặng. 

Bệnh lý về răng miệng 

Khi chưa điều trị dứt điểm những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi hoặc viêm nha chu,… sẽ không đảm bảo được môi trường vô khuẩn trước khi bọc sứ. Chính vì vậy lúc chụp mão sứ lên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bên trong dẫn đến nhiễm trùng khi bọc răng sứ. 

Hơn nữa, một ổ sâu răng mới có thể hình thành và phát triển một cách âm thầm. Khi tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng gây ra tình trạng nhiễm trùng. 

Chăm sóc răng không kỹ

Tình trạng nhiễm trùng khi bọc răng sứ có thể liên quan đến việc vệ sinh răng không kỹ, không đúng cách. Điều này dẫn tới bị tụ vụn thức ăn và hình thành những mảng bám chứa đầy vi khuẩn trên răng. Sau một thời gian phát triển, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong khiến cho răng sứ bị nhiễm trùng. 

Cách khắc phục tình trạng nhiễm trùng khi bọc răng sứ như thế nào?

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng khi bọc răng sứ, khách hàng cần đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm hơn. 

Khoảng cách răng bọc sứ bị thưa, mài răng không đúng tỷ lệ dẫn đến nhiễm trùng 

Tại phòng khám nha khoa, bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm tra, chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng của khách hàng: 

Thực hiện cắt lợi, làm sạch ổ viêm nhiễm

Những trường hợp nhiễm trùng do phần khung răng sứ nằm sâu bên trong lợi và làm tổn thương đến lợi thì bác sĩ sẽ có chỉ định cắt lợi. Nếu không cắt lợi để làm sạch ổ viêm thì nó có thể lan rộng ra gây tiêu xương răng và kéo theo mất răng. 

Cắt lợi khắc phục tình trạng nhiễm trùng khi bọc răng sứ 

Cấy ghép lợi 

Cấy ghép lợi thường được chỉ định trong những trường hợp răng sứ bị nhiễm trùng quá nghiêm trọng do xâm phạm nhiều đến khoảng sinh học. Đồng thời, chiếc răng sứ này cũng không thể sử dụng được nữa. 

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành ghép mô nướu nhằm tái tạo lại hình dạng cho nướu răng, ngăn chặn tình trạng tụt nướu, tiêu xương và phục hồi khoảng sinh học quanh răng. Bình thường, khách hàng sẽ được ghép lợi kết hợp với bọc lại răng sứ để điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng. 

Bọc lại răng sứ mới 

Nếu bọc răng sứ bị nhiễm trùng do nguyên nhân từ bác sĩ thì phải tháo răng sứ cũ ra để điều trị nhiễm trùng, sau đó bọc lại cái mới. 

Nhiễm trùng khi bọc răng sứ chủ yếu do những nguyên nhân như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, mão răng không phù hợp và vệ sinh răng không được đúng cách. Tình trạng này dẫn đến rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt có thể mất răng. Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này bạn hãy liên hệ ngay với chung tôi theo địa chỉ sau: 

NHA KHOA THẨM MỸ DOMIN

Địa chỉ:  Trụ sở chính 37 Nguyễn Bá Khoản, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

HOTLINE:  0928 888 115

Website: nhakhoadomin.vn 

Giờ làm việc: 09h00 – 18h00

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Dáng răng nam tính được đông đảo phái mạnh lựa chọn

Đối với phái mạnh, nụ cười luôn là điểm nhấn quan trọng, không chỉ tạo ấn tượng mà còn giúp tăng sự tự tin khi...

Răng khểnh có bọc sứ được không?

Với nhiều người, răng khểnh không chỉ mang lại vẻ đẹp duyên dáng mà còn tạo nên sự cá tính. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ...

Quy Trình Lấy Tủy Răng Như Thế Nào? Mất Bao Lâu?

1. Quy trình lấy tủy răng như thế nào? Để chữa viêm tủy răng đạt hiệu quả cao, các nha khoa cần tuân thủ quy trình lấy tủy răng của Bộ Y Tế gồm...

Khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn là gì?

Niềng răng là từ khóa “hot” được quan tâm nhất hiện nay giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, khuôn mặt hài hòa, cân...

Răng sứ có bị mòn không? Hướng dẫn chăm sóc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị với điểm nổi bật là nhanh chóng cải thiện nụ cười...

Người già nên trồng răng loại nào an toàn nhất?

Quá trình lão hóa khiến cho người già phải đối mặt với tình trạng mất răng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, cấu...

zalo-icon