Niềng răng mặt trong là gì? Niềng răng mặt trong giá bao nhiêu?

Với sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật chỉnh nha, đã cho ra đời phương pháp niềng răng mặt trong và nhanh chóng trở thành xu hướng. Bởi giúp điều chỉnh hiệu quả các sai lệch răng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho người thực hiện. Vậy đối tượng nào nên lựa chọn niềng răng mắc cài mặt trong? Chi phí ra sao? Những thông tin này sẽ được cung cấp chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Phương pháp niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong là gì? Niềng răng mặt trong giá bao nhiêu?

Niềng răng mặt trong (còn gọi là niềng răng mặt lưỡi) vẫn sử dụng hệ thống các khí cụ gồm mắc cài niềng răng, dây cung, chốt khóa tự động… để tạo lực kéo, giúp đưa răng di chuyển đến vị trí mong muốn trên cung hàm.

Tuy nhiên, thay vì gắn khí cụ ở bên ngoài răng thì phương pháp này sẽ gắn ở bên trong thân răng, đối diện với lưỡi. Do đó, người ngoài khi nhìn vào sẽ khó nhận biết là bạn đang niềng răng.

Ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ, bạn cũng không phải lo lắng sẽ khó chịu hay cộm cấn khi đeo niềng trong thời gian dài. Bởi các mắc cài mặt trong được thiết kế nhỏ gọn, mỏng và bề mặt trơn láng.

2. Ưu và nhược điểm khi niềng răng mặt trong

Trước khi quyết định có nên lựa chọn chỉnh nha bằng niềng răng bên trong hay không, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về điểm mạnh và những mặt hạn chế của phương án này.

2.1. Ưu điểm niềng răng mắc cài trong

  • Đảm bảo hiệu quả chỉnh nha

Với cơ chế tạo lực siết lên răng bằng hệ thống khí cụ niềng, giúp mang đến hiệu quả chỉnh nha tốt không kém khi niềng răng mặt ngoài. Lực tác dụng từ dây cung sẽ đưa răng về vị trí chính xác trên cung hàm và khắc phục các khuyết điểm của răng cũng như khớp cắn.

  • Đem lại tính thẩm mỹ cao

Như đã nói, toàn bộ khí cụ của niềng răng mắc cài trong đều gắn ở mặt trong của răng, được giấu kín hoàn toàn. Vì thế, dù bạn có đeo niềng thời gian dài vẫn sẽ đảm bảo thẩm mỹ, hoàn toàn không cần lo lắng người khác biết mình đang niềng răng.

  • Bề mặt răng không bị ảnh hưởng

Nhiều trường hợp sau khi niềng răng thì bề mặt răng gặp một số vấn đề như: xuất hiện những đốm trắng hoặc thủy khoáng, sâu răng… Khi niềng răng mắc cài trong, toàn bộ mặt ngoài răng sẽ được giữ nguyên vẹn, không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

  • Hạn chế tổn thương má và môi

Đã có không ít những trường hợp tổn thương, va đập môi má do vận động hoặc chơi thể thao khi dùng mắc cài mặt ngoài. Nhưng khi sử dụng mắc cài mặt trong bạn không cần lo lắng về vấn đề này.

2.2. Nhược điểm niềng răng mắc cài trong

Bên cạnh những lợi ích vượt trội về thẩm mỹ, niềng răng mặt trong vẫn tồn tại một số yếu điểm:

  • Khó vệ sinh răng miệng

Trong quá trình ăn uống, vụn thức ăn sẽ bám vào mắc cài, nhưng mắc cài lại nằm mặt trong răng khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, khi niềng mặt trong bạn cần phải chú ý kỹ lưỡng đến việc làm sạch răng miệng. Tránh để xảy ra những bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… ảnh hưởng quá trình niềng răng.

  • Có thể bị tổn thương phần lưỡi

Tuy khi đeo niềng răng mắc cài trong sẽ không ảnh hưởng đến má và môi, nhưng phần lưỡi lại dễ bị tổn thương. Nên khi ăn uống hay nói chuyện, bạn nên cẩn thận hơn.

  • Bất tiện khi ăn uống

Chính bởi sự va chạm giữa lưỡi và mắc cài sẽ khiến bạn ăn uống khó hơn nhiều so với các phương pháp niềng răng khác. Tuy nhiên, sau một thời gian quen dần với cảm giác đeo niềng, việc ăn uống sẽ trở nên dễ dàng hơn.

3. Niềng răng mặt trong phù hợp với những ai?

Niềng răng mắc cài phía trong thường là lựa chọn ưu tiên với những người có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ khi chỉnh nha. Đồng thời, phương pháp này cũng phù hợp với hầu hết các trường hợp có sai lệch về răng và khớp cắn, cụ thể như:

  • Răng hô vẩu: Đây là tình trạng răng lệch khớp cắn hàm trên và dưới. Với răng hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn mức bình thường.
  • Răng móm: Dạng khớp cắn sâu làm răng hàm dưới phủ ra ngoài hàm trên.
  • Răng thưa: Giữa các răng có khoảng hở lớn do thiếu răng, kích thước xương hàm rộng hoặc răng mọc sai vị trí.
  • Răng khấp khểnh: Tình trạng răng mọc lộn xộn, xô lệch mất thẩm mỹ.
  • Lệch khớp cắn: khớp cắn ngược, khớp cắn chéo, khớp cắn hở…

4. Niềng răng mặt trong bao nhiêu tiền?

Niềng răng mặt trong giá bao nhiêu thường phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Tình trạng sức khỏe răng miệng, có mắc bệnh lý gì hay không.
  • Mức độ sai lệch răng đơn giản hay phức tạp.
  • Chính sách của mỗi nha khoa.

Hiện nay tại các nha khoa uy tín, giá niềng mắc cài trong dao động từ 50 – 80 triệu cho cả 2 hàm.

Để biết cụ thể chi phí niềng răng bên trong, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ kiểm tra và chụp phim tình trạng răng. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn phương án phù hợp và tổng chi phí của toàn bộ liệu trình.

5. Tại sao niềng răng mặt trong giá lại cao hơn niềng răng bình thường?

Có thể thấy niềng răng mắc cài mặt trong có chi phí cao hơn một số phương pháp niềng răng khác. Lý do là bởi:

  • Kỹ thuật phức tạp hơn

Thay vì gắn mắc cài ở bề mặt ngoài của răng thì bác sĩ sẽ thực hiện gắn vào mặt trong của răng. Do đó độ khó và sự phức tạp của phương án này cao hơn so với những phương án niềng răng truyền thống.

  • Đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao

Thao tác điều chỉnh mắc cài, đặt dây cung, cố định dây cung và tăng lực định kỳ đều đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ cũng như kỹ thuật chuyên sâu của bác sĩ.

  • Cần nhiều thiết bị hỗ trợ

Như đã nói ở trên, niềng răng mặt trong là kỹ thuật khó nên để đảm bảo thực hiện thành công cần phải có sự hỗ trợ của những thiết bị hiện đại. Do đó chi phí cũng phải nâng cao hơn.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ về niềng răng mặt trong, sẽ giúp giải đáp được các thắc mắc của bạn về phương pháp chỉnh nha này. Nếu bạn còn câu hỏi nào hoặc muốn nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ thì hãy LIÊN HỆ đến nha khoa Domin nhé.

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Quy Trình Lấy Tủy Răng Như Thế Nào? Mất Bao Lâu?

1. Quy trình lấy tủy răng như thế nào? Để chữa viêm tủy răng đạt hiệu quả cao, các nha khoa cần tuân thủ quy trình lấy tủy răng của Bộ Y Tế gồm...

Khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn là gì?

Niềng răng là từ khóa “hot” được quan tâm nhất hiện nay giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, khuôn mặt hài hòa, cân...

Răng sứ có bị mòn không? Hướng dẫn chăm sóc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị với điểm nổi bật là nhanh chóng cải thiện nụ cười...

Người già nên trồng răng loại nào an toàn nhất?

Quá trình lão hóa khiến cho người già phải đối mặt với tình trạng mất răng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, cấu...

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Và Cách Điều Trị

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng? Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng… bị tổn thương...

Những Lưu Ý Khi Muốn Bọc Sứ Hàm Trên

Hàm trên của răng quyết định đến 80% tính thẩm mỹ khi cười nói và giao tiếp. Nhiều người sẽ có ý định bọc sứ hàm trên...

zalo-icon