Niềng răng trong suốt có đau không?

Niềng răng trong suốt có đau không?

Niềng răng trong suốt là sự lựa chọn của nhiều người hiện nay thay cho các phương pháp niềng răng bằng mắc cài truyền thống. Tuy nhiên không phải cứ lựa chọn niềng răng trong suốt thì sẽ không có sự đau đớn, câu trả lời sẽ là khi niềng răng trong suốt bạn có thể có cảm giác đau nhức trong một số trường hợp và giai đoạn nhất định.

Niềng răng trong suốt có đau không?

Bởi vì bản chất niềng răng trong suốt sử dụng các khay niềng được làm từ nhựa cứng trong suốt để di chuyển răng về vị trí mong muốn nên vẫn sẽ tạo lực ép nhẹ lên răng, giúp răng di chuyển dần dần theo thời gian. Quá trình di chuyển này có thể gây ra một số cảm giác khó chịu như:

  • Đau nhức âm ỉ: Đây là cảm giác phổ biến nhất khi niềng răng trong suốt tuy nhiên kéo dài không lâu. Cảm giác này thường xuất hiện trong vài ngày đầu tiên sau khi đeo khay niềng mới và sẽ giảm dần theo thời gian.

  • Căng tức: Khay niềng có thể gây cảm giác căng tức ở nướu và môi trong những ngày đầu tiên.

  • Tê bì: Một số người có thể cảm thấy tê bì ở răng và nướu do áp lực từ khay niềng.

Có thể nói, mặc dù gây ra 1 số cảm giác khó chịu nhưng mức độ đau nhức khi niềng răng trong suốt thường vẫn nhẹ hơn so với niềng răng mắc cài kim loại. Hầu hết bạn sẽ có thể chịu đựng được và cảm giác khó chịu sẽ giảm dần sau khi quen với khay niềng.

Mức độ đau khi niềng răng trong suốt phụ thuộc yếu tố nào?

Mức độ đau khi niềng răng trong suốt phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Độ tuổi niềng răng: đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và mức độ đau khi thực hiện. Bởi độ tuổi thích hợp nhất là trong khoảng 12 – 16 tuổi, khi răng sữa mới được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Lúc này răng vĩnh viễn chưa hoàn toàn ổn định nên chỉ cần tác động lực vừa phải đã có thể dễ dàng di chuyển, do đó rất phù hợp cho việc chỉnh nha.

  • Vật liệu khay niềng: Khay niềng trong suốt Invisalign được làm từ nhựa mềm dẻo hơn và ôm sát khít vào đường viền nướu hơn so với các loại khay niềng khác, do đó có thể gây ít đau nhức hơn. Ngoài ra, với những vật liệu khay niềng kém chất lượng mà các cơ sở nha khoa không uy tín lén lút sử dụng để tiết kiệm chi phí cũng có thể khiến răng nướu bị kích ứng, đau nhức.

  • Lực ép của khay niềng: Những khay niềng không ôm sát hay cố định vào răng có thể gây ra cảm giác đau nhức răng nướu khi sử dụng.

  • Khả năng chịu đau của mỗi người: Mỗi người có ngưỡng chịu đau khác nhau, do đó mức độ cảm nhận đau nhức cũng khác nhau.

  • Tình trạng răng miệng: Nếu bạn có các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, v.v. thì có thể cảm thấy đau nhức nhiều hơn khi niềng răng.

Cách giảm đau khi niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt có thể gây ra một số cảm giác đau nhức trong một số trường hợp nhưng mức độ đau nhức thường nhẹ và có thể giảm bớt bằng một số cách đơn giản. Dưới đây là một số cách để giảm đau khi niềng răng trong suốt mà chuyên gia Domin khuyên bạn nên thực hiện:

  • Thời điểm thay máng: Lựa chọn thời điểm thay khay niềng mới vào buổi tối, trước khi đi ngủ để khi thức dậy không còn cảm giác đau quá nhiều. Nếu bạn sử dụng niềng răng Invisalign thì thường sẽ chỉ gây ra cơn đau nhẹ, không phải vấn đề quá lớn như các loại niềng răng trong suốt khác.

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn có thể dùng 1 số loại thuốc giảm đau dưới sự chỉ định của bác sĩ, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của nha sĩ chứ không tự tiện sử dụng.

  • Không nghiến chặt răng: Khi đang đeo khay niềng, bạn hãy tập thói quen không nên nghiến chặt 2 hàm lên khay và hỏi bác sĩ về 1 số bài tập hàm để đảm bảo cơ khớp được thư giãn.

  • Chườm đá: Chườm đá có thể giúp giảm sưng và viêm nướu.

  • Sử dụng sáp nha khoa: Sáp nha khoa có thể giúp bảo vệ nướu khỏi bị cọ xát bởi khay niềng.

  • Ăn thức ăn mềm: Ăn thức ăn mềm, tránh đồ ăn dai, cứng trong vài ngày đầu tiên sau khi đeo khay niềng mới sẽ giúp giảm áp lực lên răng và nướu.

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Đi khám nha sĩ định kỳ: Đi khám nha sĩ định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng và điều chỉnh khay niềng khi cần thiết.

Niềng năng trong suốt ở đâu không đau, hiệu quả?

Nha khoa Domin là địa chỉ niềng răng trong suốt uy tín hàng đầu tại Hà Nội.

  • Đầy đủ giấy phép hoạt động: Domin đáp ứng mọi tiêu chuẩn y khoa từ diện tích, không gian, cơ sở vật chất và đội ngũ con người…

  • Bác sĩ giỏi, chuyên môn cao: Quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn định kỳ nhằm ứng dụng tốt nhất vào điều trị chỉnh nha.

  • Trang thiết bị tân tiến: Việc sở hữu đầy đủ trang thiết bị, móc móc hiện đại ngay tại nha khoa giúp khách hàng không cần phải di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào để thực hiện dịch vụ liên quan như chụp phim 3D, thăm khám chuyên sâu. Domin sử dụng phần mềm Clincheck, Itero Element 5D, máy chụp X-quang CT Cone Beam giúp dễ dàng theo dõi lộ trình dịch chuyển của răng, đảm bảo tầm soát biến chứng khi niềng…

  • Minh bạch về chi phí, không phát sinh thêm.

  • Đảm bảo vô trùng, vô khuẩn tuyệt đối từ không gian tới dụng cụ trong mọi khâu điều trị.

  • Cam kết sử dụng vật liệu chỉnh nha chính hãng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về “Niềng răng trong suốt có đau không”, nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc niềng răng trong suốt, bạn hãy LIÊN HỆ Domin ngay để được giải đáp chi tiết.

 

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Quy Trình Lấy Tủy Răng Như Thế Nào? Mất Bao Lâu?

1. Quy trình lấy tủy răng như thế nào? Để chữa viêm tủy răng đạt hiệu quả cao, các nha khoa cần tuân thủ quy trình lấy tủy răng của Bộ Y Tế gồm...

Khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn là gì?

Niềng răng là từ khóa “hot” được quan tâm nhất hiện nay giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, khuôn mặt hài hòa, cân...

Răng sứ có bị mòn không? Hướng dẫn chăm sóc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị với điểm nổi bật là nhanh chóng cải thiện nụ cười...

Người già nên trồng răng loại nào an toàn nhất?

Quá trình lão hóa khiến cho người già phải đối mặt với tình trạng mất răng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, cấu...

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Và Cách Điều Trị

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng? Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng… bị tổn thương...

Những Lưu Ý Khi Muốn Bọc Sứ Hàm Trên

Hàm trên của răng quyết định đến 80% tính thẩm mỹ khi cười nói và giao tiếp. Nhiều người sẽ có ý định bọc sứ hàm trên...

zalo-icon