Bọc răng sứ và dán sứ Veneer là hai phương pháp phổ biến giúp cải thiện thẩm mỹ cho răng, khắc phục các khuyết điểm hoặc bệnh lý răng miệng và được nhiều cô, chú, anh, chị quan tâm. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có sự khác biệt về cấu tạo, kỹ thuật thực hiện, tính thẩm mỹ và cả những trường hợp được chỉ định. Hiểu rõ về 2 phương pháp này giúp cô, chú, anh, chị có cái nhìn tổng quan và dễ dàng đưa ra lựa chọn phục hình răng phù hợp cho mình.
1. Veneer sứ là gì?
Ceramic Veneer là thuật ngữ tiếng Anh, tạm dịch là mặt dán sứ, mô tả một loại phục hình thẩm mỹ dán, đơn lẻ, và bảo tồn răng thật tối đa. So với điều trị mão răng (bọc, chụp, crown) toàn phần, Veneer là điều trị thẩm mỹ tối ưu và tiên tiến, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên sâu. Một cách dễ hiểu, Veneer khi được điều trị đúng cách sẽ là một lớp sứ mỏng, độ dày trung bình từ <0.1mm (như “bờ lưỡi dao” – knife edge) đến 0.6mm tuỳ tình huống, cấu tạo hoàn toàn sứ nha khoa, và được dán vĩnh viễn lên mặt ngoài của các răng thật bằng hệ thống keo dán và cement dán chuyên biệt.
Trong mọi trường hợp điều trị Veneer, bác sĩ sẽ bảo tồn răng thật tối đa, nhờ vào việc mài sửa soạn răng chỉ ở mặt ngoài, được hướng dẫn trên mô hình răng thử nghiệm và thiết kế nụ cười. Điều này đảm bảo tồn tại phần lớn mô men răng sau điều trị và không chữa tuỷ răng đối với răng lành mạnh.
2. Veneer và mão sứ khác nhau ra sau?
Tiêu chí so sánh | Mão sứ (Bọc sứ) | Dán sứ Veneer |
Tên gọi | Mão sứ: (tiếng Anh là Crown) một số nơi gọi là chụp sứ, bọc sứ, răng sứ… | Mặt dán sứ: tên tiếng Anh phổ biến tương đương là Veneer, miếng dán sứ |
Mô răng cần mài | Trung bình 1-1.5mm toàn bộ răng | Trung bình 0.2-0.5mm ở mặt ngoài và một phần cạnh cắn. Có những vị trí trên răng không mài |
Cơ chế lưu | Hình thể lưu cơ học và đôi khi dán. Thường gọi là gắn/bọc | Bắt buộc là dán với hệ thống cement dán nha khoa |
Chỉ định | Răng bị nhiễm sắc nặng, răng thiểu sản có chất lượng men răng kém, răng vỡ lớn, sâu lớn, răng mất chất do tạo đường vào khi chữa tuỷ. Các răng lệch lạc chen chúc nhiều thường được cân nhắc chỉnh nha trước khi suy nghĩ đến mão | Răng thật nguyên vẹn, răng sau chỉnh nha, răng đều đặn, răng nhiễm sắc nhẹ, mòn răng, mẻ răng, chen chúc, thưa nhẹ |
Vật liệu làm răng | Nguyên khối sứ hoặc sứ đắp trên sườn | Sứ đắp hoặc sứ ép thuỷ tinh |
Đồ bền |
Cả 2 đều có tỉ lệ thành công (tỉ lệ tồn tại) rất cao. Vỡ và sút là 2 biến chứng thấp |
3. Veneer làm bằng vật liệu gì?
Veneer, nói chung, được lab chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau: Composite, sứ nha khoa, vật liệu Hybrid. Trong thời điểm hiện tại, dựa vào các bằng chứng y văn, tổng quan tài liệu và hướng dẫn sử dụng của các hãng sản xuất sứ, vật liệu sứ chứa thành phần pha thuỷ tinh được xem là lựa chọn tối ưu nhất với các chuyên gia. Nhóm sứ này đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ cao, độ bền cơ học, và quan trọng nhất, lực dán cao (bonding strength) với mô răng thật bằng hệ thống keo dán và cement chuyên biệt.
Có hai loại vật liệu được bác sĩ chỉ định: sứ đắp thiêu kết (feldspathic porcelain) từ bột sứ và nước; hoặc sứ thuỷ tinh chứa tinh thể lithium disilicate (ví dụ như thương hiệu Emax, Lisi). Hiện tại, đây cũng là nhóm vật liệu sứ có bằng chứng về sự thành công, tỉ lệ tồn tại cao trên lâm sàng trong thời gian theo dõi dài nhất là 15 năm.
4. Các vật liệu sứ nano, sứ kim cương non, sứ ngọc trai, sứ thạch anh, sứ Cerec, sứ Roland, sứ CAD/CAM… và các tên gọi khác là loại sứ gì và được chỉ định làm Veneer hay không?
Cần khẳng định rõ phần lớn các tác giả trong y văn phân loại hệ thống sứ nha khoa dựa trên cấu trúc vi thể (có các phân nhóm: feldspathic porcelain, sứ thuỷ tinh, sứ zirconia oxide, sứ polymer infiltrated…) và cách thức chế tác phục hình (có các phân nhóm: đắp lớp layering, ép nóng pressing, chế tác bằng vi tính CAD/CAM…). Việc gọi tên loại sứ thường dựa trên tên phân nhóm, hoặc cụ thể là tên thương hiệu do hãng đặt ra.
Ví dụ, dòng sứ thuỷ tinh có các thương hiệu Emax (Ivoclar Vivadent), Lisi (GC), Celtra (Dentsply)… Các tên gọi còn lại đều không chính thống và có xu hướng tự làm thương hiệu riêng của nơi gọi. Đối với điều trị “phủ sứ nano”, khách hàng cần thận trọng và cân nhắc 2 yếu tố:
- Điều trị này bản chất phải là trám phủ đắp vật liệu trám răng Composite với hạt động nano, màu trắng đục, lên mặt ngoài của mô răng, không phải là phục hình Veneer sứ. Ngoài vấn đề về thẩm mỹ, khối Composite này được thực hiện nguyên khối, dính liền các kẽ răng và rất khó để tôn trọng các yếu tố về vệ sinh răng miệng, sinh học cua mô sống (răng và nướu). Hầu như sau một thời gian, các “phủ sứ nano” này đều phải tháo bỏ vì lý do hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, áp xe nha chu…
- Các điều trị Nha khoa phải được thực hành ở phòng khám Răng Hàm Mặt, Nha khoa và phải được thực hiện bởi các sĩ có kinh nghiệm.
5. Chỉ định của Veneer sứ?
Veneer nên được xem là chỉ định ưu tiên trong các điều trị phục hình thẩm mỹ, khi các răng được điều trị là răng thật, lành mạnh, còn tuỷ sống. Veneer cải thiện ngoạn mục các yếu tố: màu sắc răng, hình thể răng và cải thiện tương đối sự đều đặn, thẳng hàng của răng.
Bác sĩ thường chỉ định Veneer cho các ca phổ biến sau: khe hở giữa các răng (thưa), hình dạng răng kém thẩm mỹ (thân răng mòn, thân răng hình chêm, mẻ vỡ cạnh cắn…), màu sắc kém thẩm mỹ (vàng sậm, nhiễm Tetracycline, nhiễm Fluoride…), răng chen chúc nhẹ, trục răng lép và cụp. Trong các trường hợp khác, Veneer sẽ được điều trị sau cùng, phối hợp với các điều trị chuyên khoa chỉnh nha (niềng răng), phẫu thuật làm dài thân răng (điều trị cười hở lợi),…
6. Răng thưa điều trị bằng Veneer được không?
7. Có cần mài răng khi làm Veneer không?
8. Tại sao vẫn phải mài lớp mỏng mặt ngoài của răng khi làm Veneer?
9. Quy trình điều trị Veneer gồm những bước nào?
10. Độ bền và tuổi thọ của Veneer ra sao?
![](https://nhakhoadomin.vn/wp-content/uploads/2025/02/dtl-1.jpg)
11. Màu sắc của Veneer tự nhiên không?
Thẩm mỹ và sự tự nhiên của Veneer sứ sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ của kỹ thuật viên tại lab, cũng như khả năng giao tiếp giữa lâm sàng và lab. Đặc thù của Veneer là phục hình sứ thuỷ tinh, khá mỏng, chịu ảnh hưởng màu nền bên dưới, do đó lab sẽ có những kỹ thuật chế tác và xử lý màu khác nhau, ứng với đặc điểm của từng ca. Mục tiêu sau cùng, dù răng thật có màu sắc tự nhiên hoặc vàng sậm hoặc nhiễm Tetracycline, bác sĩ sẽ đảm bảo Veneer sau khi dán sẽ có màu sắc tự nhiên như lựa chọn ban đầu của khách hàng, đạt được độ trong mờ và các hiệu ứng quang học như một răng thật.
12. Điều trị Veneer có đau không?
Do chỉ mài rất ít trên men răng mặt ngoài hoặc không mài, nên trong quá trình sửa soạn, hầu như khách hàng không đau, không ê buốt, nên phần lớn trường hợp không cần phải gây tê, hoặc gây tê với liều siêu thấp sau khi đã bôi thuốc tê bề mặt. Cũng lý do tương tự, quy trình dán Veneer phần lớn diễn ra trên men răng, đôi khi trên ngà răng ở vị trí cổ răng hoặc mòn răng, nên hầu như khách hàng không khó chịu hay đau đớn. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cảm giác ê nhẹ sau khi dán sẽ xuất hiện thoáng qua.
Nha khoa DOMIN – Địa chỉ dán sứ Veneer chất lượng, độ bền cao
Hội tụ đầy đủ các yếu tố của một địa chỉ dán răng sứ Veneer chất lượng, bạn có thể an tâm gửi gắm niềm tin tại Nha khoa DOMIN. Các bác sĩ tại Domin đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, thiết kế nụ cười cho hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước. Với mong muốn mang đến dịch vụ dán sứ tốt nhất, các chuyên gia không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề của mình. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn Nha khoa Domin.
Hơn thế nữa, để đảm bảo kết quả đạt được, phòng khám chủ động đầu tư hệ thống thiết bị nha khoa hiện đại. Từ đó, tình trạng răng miệng của khách hàng được xác định chính xác. Phác đồ điều trị cũng được xây dựng tối ưu hơn.
Đặc biệt, để đảm bảo môi trường nha khoa an toàn, các thiết bị dụng cụ y tế đều được khử khuẩn trước khi sử dụng với hệ thống vô trùng chuẩn Châu Âu, vi khuẩn được loại bỏ triệt để. Ngoài ra, bạn còn được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình khi đến thăm khám. Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được giải đáp 24/7.
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết về dán sứ Veneer và sự khác biệt giữa dán sứ Veneer và mão sứ (bọc sứ). Hy vọng những nội dung trên giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích. Đừng ngại LIÊN HỆ với chuyên gia tại Nha khoa Domin nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác bạn nhé!