Trường hợp nào niềng răng không cần nhổ răng khôn?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay được nhiều người lựa chọn để khắc phục mọi nhược điểm về răng hô, móm, mọc lộn xộn, khấp khểnh, giúp mang đến hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nhiều người thắc mắc là niềng răng không nhổ răng có được không? Mời bạn cùng Nha khoa Domin theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Niềng răng có cần phải nhổ răng không?

niềng răng có cần nhổ răng khôn không?

Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các vấn đề về răng, khớp cắn. Bằng cách sử dụng các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung, khay niềng tác động lên răng một lực phù hợp giúp di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, mang đến hàm răng đều, đẹp.

Với câu hỏi niềng răng không nhổ răng có được không? Câu trả lời này còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn. Điều quan trọng, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, đánh giá. Trong trường hợp nếu cần thêm khoảng trống giúp các răng hô, móm, xô lệch có khoảng trống để dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Nhổ răng nhằm tránh các răng xô lệch ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và kéo dài thời gian niềng. Đồng thời, nhổ răng trong trường hợp cần thiết giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng miệng trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, việc nhổ răng sẽ được bác sĩ thăm khám, cân nhắc kỹ lưỡng tùy thuộc vào tình trạng răng.

Những trường hợp nào niềng răng không cần nhổ?

Trong trường hợp, cung hàm có đủ khoảng trống để răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, bạn không cần phải nhổ răng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn cần đến bác sĩ thăm khám và chụp X-quang cụ thể từng tình trạng răng để biết chính xác trường hợp niềng răng không cần nhổ răng. Dưới đây là một số trường hợp niềng răng không cần nhổ răng mà bạn có thể tham khảo.

Niềng răng cho trẻ

Trẻ em đang trong độ tuổi vàng từ 6-12 tuổi có thể hạn chế niềng răng không cần nhổ răng, vì lúc này cả xương và răng của trẻ đang phát triển. Do đó, các sai lệch nếu có rất dễ dàng nắn chỉnh, dịch chuyển nhanh chóng. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nong hàm – Đây là kỹ thuật mở rộng cung hàm để tạo kẽ hở giữa các răng trước khi thực hiện niềng răng. Thời gian nong hàm thông thường sẽ kéo dài từ 3-6 tháng.

Niềng răng thưa

Khi các răng mọc thưa, cung hàm đã có một khoảng trống nhất định. Lúc này có thể dễ dàng di chuyển các răng về đúng vị trí mà không cần phải nhổ răng.

Niềng cho người có vòm hàm rộng

Đối với những người có cung hàm rộng, răng lệch lạc hay răng khấp khểnh có thể được sắp xếp lại đúng mà không cần phải tạo thêm khoảng trống. Nhờ vậy trường hợp này không cần phải nhổ răng.

Khi nào thì niềng răng phải nhổ răng?

Dựa trên việc thăm khám và kết quả chụp X-quang bác sĩ sẽ chỉ định trường hợp cần nhổ răng khi niềng. Một số trường hợp cần nhổ răng như sau:

  • Răng bị hô, móm thường có xu hướng mọc ra ngoài hoặc thụt vào bên trong. Do đó, cần phải nhổ từ 2 – 4 răng ở cung hàm để lấy khoảng trống và dễ dàng khắc phục tình trạng hô, móm khi niềng.
  • Răng mọc xô lệch, chen chúc, lộn xộn gây mất thẩm mỹ và không đủ khoảng trống để di chuyển răng về đúng vị trí khi niềng. Vì vậy, bác sĩ cũng sẽ chỉ định nhổ bớt răng để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi giúp răng đều đẹp hơn ở cung hàm.
  • Đối với những trường hợp răng bị sai lệch khớp cắn làm suy giảm chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ từ 1 – 2 răng trên 1 hàm để có thêm khoảng trống giúp điều chỉnh đúng khớp cắn và tăng hiệu quả nhai thức ăn.
  • Trường hợp răng mọc nhiều trên cung hàm do răng sữa không rụng, răng mọc chìm cũng cần phải nhổ răng để có khoảng trống giúp sắp xếp các răng hiệu quả.

Những răng thường được chỉ định nhổ khi chỉnh nha

Nhiều người quan tâm đến những răng nào thường được chỉ định nhổ khi chỉnh nha. Dưới đây là một số răng mà bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ:

  • Răng số 4 là chiếc răng nhỏ, nằm chính giữa cung hàm. Răng số 4 không thực hiện chức năng quan trọng, nó chỉ hỗ trợ các răng hàm lớn ăn nhai và nghiền thức ăn. Nhổ răng số 4 giúp răng cửa và răng hàm có thể di chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Do đó, nó thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng này.
  • Răng số 5 cũng được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ do không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ hàm răng. Nhổ bỏ răng này nhằm tạo khoảng trống để giúp di chuyển các răng khác di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
  • Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, răng này thường mọc lệch, mọc ngầm, ảnh hưởng đến các răng kế cạnh, thậm chí gây biến chứng viêm nhiễm. Do đó, răng này thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ khi niềng răng.

Nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng gì không là vấn đề được khá nhiều người thắc mắc. Việc nhổ răng cần được bác sĩ thăm khám, xem xét và đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng. Thông thường bác sĩ chỉ định nhổ răng đối với những trường hợp răng ít quan trọng như răng số 4, số 5 và số 8. Vì vậy, việc nhổ răng khi niềng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng ăn nhai về lâu dài. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy LIÊN HỆ Nha khoa Domin để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám bạn nhé.

Cảm nhận của khách hàng

Linh Hương Trần
Lan Ly
Hoàng Thị Lành
Ngọc Mắt To
Nguyễn Kim Tuyến
Nguyễn Như Quỳnh
Vũ Thị Thu Hà
Đào T Kiều Trang
Minh Trang
Phạm Anh Tú
Lục Thu Thảo
Yến Milk
ngô phương trinh
Tú Nhi
phạm thu hồng
Tăng Ngọc Tuyết

Tin tức khác

Quy Trình Lấy Tủy Răng Như Thế Nào? Mất Bao Lâu?

1. Quy trình lấy tủy răng như thế nào? Để chữa viêm tủy răng đạt hiệu quả cao, các nha khoa cần tuân thủ quy trình lấy tủy răng của Bộ Y Tế gồm...

Khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn là gì?

Niềng răng là từ khóa “hot” được quan tâm nhất hiện nay giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, khuôn mặt hài hòa, cân...

Răng sứ có bị mòn không? Hướng dẫn chăm sóc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị với điểm nổi bật là nhanh chóng cải thiện nụ cười...

Người già nên trồng răng loại nào an toàn nhất?

Quá trình lão hóa khiến cho người già phải đối mặt với tình trạng mất răng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai, cấu...

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Và Cách Điều Trị

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng? Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng… bị tổn thương...

Những Lưu Ý Khi Muốn Bọc Sứ Hàm Trên

Hàm trên của răng quyết định đến 80% tính thẩm mỹ khi cười nói và giao tiếp. Nhiều người sẽ có ý định bọc sứ hàm trên...

zalo-icon