Răng cửa là “điểm sáng” trên khuôn mặt, đóng vai trò quan trọng trong cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Nhưng nếu chẳng may bị sứt mẻ, bạn sẽ không khỏi lo lắng: Có nên trám răng tạm thời, hay nên dán sứ để phục hồi một cách toàn diện?
Vậy đâu là giải pháp tối ưu? Cùng Domin tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình nhé!
Tại sao răng cửa lại dễ bị sứt mẻ?
Không khó để bắt gặp những trường hợp răng cửa bị sứt do nhiều nguyên nhân thường gặp như:
- Va chạm mạnh: Tai nạn, té ngã, chơi thể thao không bảo hộ, va đập khi cắn vật cứng.
- Thói quen xấu: Cắn móng tay, nhai đá, mở đồ bằng răng, nghiến răng khi ngủ.
- Sâu răng: Làm răng yếu đi, dễ mẻ khi chịu tác động.
- Mòn răng theo thời gian: Người lớn tuổi, người có thói quen ăn chua hoặc vệ sinh răng sai cách.
Dù là lý do gì, răng cửa khi bị mẻ đều cần được xử lý sớm để bảo vệ mô răng thật, ngăn biến chứng, và khôi phục vẻ đẹp tự nhiên cho nụ cười.
Răng cửa bị mẻ có nguy hiểm không?
Nhiều người nghĩ “răng sứt một tí thì có sao đâu”, nhưng thực tế, nếu để lâu không xử lý có thể dẫn đến:
- Mất thẩm mỹ: Răng cửa là vùng “mặt tiền”. Một vết sứt nhỏ cũng có thể khiến bạn mất tự tin khi cười hay nói chuyện.
- Ảnh hưởng chức năng ăn nhai: Đặc biệt là việc cắn thức ăn mềm như bánh mì, trái cây…
- Gây ê buốt: Vết sứt khiến ngà răng lộ ra, dễ bị kích ứng với nóng – lạnh – chua.
- Dễ dẫn đến viêm tủy: Khi vi khuẩn xâm nhập qua vết nứt, sâu vào cấu trúc bên trong răng.
- Khó phục hồi về sau: Nếu để lâu, răng có thể hư hỏng nặng, phải điều trị tủy hoặc bọc sứ toàn phần.
Vì vậy, hãy xử lý sớm khi răng mới sứt nhẹ, để tiết kiệm chi phí và bảo tồn răng tối đa.
Răng cửa sứt mẻ – nên trám răng hay dán sứ Veneer?
Hiện nay, 2 phương pháp phổ biến để phục hồi răng cửa bị sứt là trám răng thẩm mỹ và dán sứ Veneer. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng mức độ tổn thương khác nhau.
Phương pháp 1: Trám răng thẩm mỹ
Trám răng là kỹ thuật dùng vật liệu Composite (màu giống răng thật) để đắp lên phần răng bị sứt, khôi phục hình dáng ban đầu.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, tiết kiệm.
- Thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 30–60 phút.
- Không hoặc ít mài răng, bảo tồn mô răng tối đa
Nhược điểm:
- Độ bền kém hơn Veneer (thường 2–5 năm).
- Dễ bị ố màu theo thời gian nếu ăn uống đồ sẫm màu.
- Không phù hợp nếu răng sứt nhiều hoặc cần phục hồi thẩm mỹ cao.
Phương pháp 2: Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là kỹ thuật dán một lớp sứ mỏng (khoảng 0.2 – 0.4 mm) lên mặt ngoài của răng sau khi xử lý bề mặt.
Ưu điểm:
- Thẩm mỹ vượt trội, màu sắc trắng sáng tự nhiên.
- Độ bền cao: Từ 10–20 năm, ít xuống màu.
- Khả năng phục hồi hình dáng và cải thiện toàn diện nụ cười.
- Không cần mài răng nhiều, ít xâm lấn mô răng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn trám răng.
- Yêu cầu kỹ thuật cao và phòng lab chế tác chuyên nghiệp.
So sánh trám răng và dán sứ
Tiêu chí | DÁN SỨ VENEER | Trám Composite |
Vật liệu | Vật liệu sứ thủy tinh ( E.max và Lisi) | Nhựa Composite |
Độ thẩm mỹ | Độ thẩm mỹ cao hơn, tự nhiên, màu sắc đẹp hơn | Độ thẩm mỹ thấp, không tự nhiên, màu đục |
Độ bền | 25 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu theo đúng theo chỉ định của bác sĩ | 2 – 5 năm |
Thời gian thực hiện | 2 lần hẹn | 1 lần |
Kỹ thuật thực hiện | Đòi hỏi kỹ thuật cao, kinh nghiệm chuyên môn và gu thẩm mỹ tốt | Đơn giản, hầu hết nha sĩ đều có thể thực hiện |
Chi phí | Cao hơn do vật liệu sứ, chất gắn chuyên biệt và chi phí bác sĩ | Rẻ hơn do vật liệu giá rẻ và chi phí bác sĩ thấp |
Bong tróc | Bong tróc và vỡ mẻ là biến chứng rất thấp phụ thuộc vào khớp cắn và ăn nhai trong quá trình sử dụng | Dễ bong tróc hoặc mẻ khi chịu nhai mạnh hoặc sai khớp cắn |
Ngả màu | Mặt dán sứ Veneer không bị đổi màu theo thời gian | Sau 1 thời gian sử dụng bị ngả màu vàng ố |
Viêm lợi, hôi miệng | Không bị hôi miệng, viêm lợi nếu được thực hiện đúng kỹ thuật | Bị viêm lợi, hôi miệng sau 1 thời gian sử dụng |
Giá trám và dán sứ răng cửa hiện nay
Chi phí là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp:
- Trám răng cửa: Từ 300.000 – 800.000 VNĐ/răng tùy vật liệu và kỹ thuật.
- Dán sứ Veneer: Dao động 5.000.000 – 12.000.000 VNĐ/răng, tùy loại sứ (Emax, Lisi …) và tay nghề bác sĩ.
Nếu răng chỉ sứt nhẹ, chưa ảnh hưởng thẩm mỹ quá nhiều, trám răng là lựa chọn hợp lý, tiết kiệm. Nếu muốn đầu tư cho vẻ đẹp lâu dài, nụ cười hoàn hảo tự nhiên, thì dán sứ Veneer là phương pháp đáng cân nhắc. Tuy nhiên không nên ham giá rẻ bất thường vì có thể gặp phải vật liệu kém chất lượng, tay nghề bác sĩ thấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài.
Một vài lưu ý sau khi trám hoặc dán sứ
Dù lựa chọn phương pháp nào, bạn vẫn cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để duy trì độ bền:
Chế độ ăn uống:
- Tránh nhai đồ cứng như đá, kẹo cứng, hạt vỏ cứng.
- Hạn chế thức uống sẫm màu (trà, cà phê, rượu vang) để tránh ố màu.
- Không ăn đồ quá nóng hoặc lạnh ngay sau khi làm răng
- Vệ sinh răng miệng
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng mỗi ngày để giữ sạch kẽ răng.
Khám nha khoa định kỳ
- Tái khám 6 tháng/lần để kiểm tra vật liệu trám/dán sứ.
- Điều chỉnh nếu cảm thấy cộm, lệch khi ăn nhai.
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Vết trám bong, Veneer lỏng, đau ê buốt kéo dài.
- Cảm giác cắn lệch, không thoải mái.
Răng cửa bị sứt mẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chức năng ăn nhai nếu không xử lý kịp thời. Tùy vào mức độ sứt mẻ cũng như tài chính, bạn có thể lựa chọn trám răng hoặc dán sứ Veneer để khắc phục khuyết điểm. Quan trọng nhất, hãy đến những nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám kỹ càng và tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng răng của bạn. Nếu bạn đang băn khoăn nên trám hay dán sứ cho răng cửa bị sứt, hãy LIÊN HỆ NGAY với Domin để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.